Quy hoạch Hà Nội luôn là chủ đề “nóng hổi” nằm trong tầm ngắm của giới quan tâm bất động sản. Tình hình quy hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động thị trường và giá cả lĩnh vực này. Bài viết dưới đây trình bày những thông tin mới nhất về bản đồ […]
Tác Giả Sunoffice
Quy hoạch Hà Nội luôn là chủ đề “nóng hổi” nằm trong tầm ngắm của giới quan tâm bất động sản. Tình hình quy hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động thị trường và giá cả lĩnh vực này. Bài viết dưới đây trình bày những thông tin mới nhất về bản đồ quy hoạch Thủ Đô hiện nay với tầm nhìn đến năm 2050. Hành trình phát triển của thành phố “Nghìn năm tuổi” sẽ thay đổi ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi!
Quy hoạch Hà Nội với mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành Thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện Đại”. Xuất phát từ nền tảng vững chắc đi đến tương lai, Hà Nội sẽ là một thành phố năng động và hiệu quả.
Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố. Hoạt động thực hiện tham mưu, hỗ trợ Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như: Xây dựng, Kiến trúc và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác.
Địa chỉ Sở quy hoạch Hà Nội tọa lạc tại địa chỉ 31B, Tràng Thị, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhanh và mạnh mẽ. Các chỉ số liên quan đến dự kiến tăng trưởng được ước tính khả năng duy trì mỗi năm 7%. Dự báo dân số đô thị sẽ tăng lên 50% trong vòng 5 năm nữa. Đây là kết quả của quá trình thực hiện chỉ đạo “Đô thị hóa và Phát triển đô thị” do Đảng và Chính Phủ ban hành.
Chính sách quy hoạch Hà Nội đặt ra các mục tiêu tiêu biểu nhằm phát triển kinh tế và xã hội theo hướng “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”. Chú trọng vấn đề phân bố dân cư hài hòa và bền vững trong từng khu vực tại Thủ đô. Đặc biệt hơn, nhà nước đã phát động chiến lược ưu tiên tập trung phát triển Thủ đô Hà Nội. Hướng đến tương lai gần thì Hà Nội sẽ trở thành Thủ đô có quy mô lớn và đạt tầm cỡ thế giới. Bên cạnh đó không bỏ quên nhiệm vụ tiếp tục phát triển Trung tâm chính trị – hành chính quốc gia. Chú trọng mọi phương diện cho Hà Nội bao gồm các lĩnh vực như văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, giao dịch quốc tế.
Thông tin về chính sách quy hoạch Hà Nội
Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội đặt ra tầm nhìn trong tương lai xây dựng Hà Nội thành “Thành phố xanh”, “Thành phố Văn Hiến”, “Thành phố Văn Minh – Hiện Đại”. Trong quá trình triển khai tầm nhìn này, Thủ đô cần thực hiện đầy đủ và hoàn thiện các mục tiêu chính như sau:
Chính sách quy hoạch Hà Nội bao gồm các tỉnh, thành phố nằm trong phạm vi quản lý Vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó bao gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Mặc dù là một Thành phố phát triển mạnh mẽ và năng động nhưng Hà Nội vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề. Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng không ngừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ đất xây dựng. Cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở dịch vụ giáo dục liên tục rơi vào tình trạng quá tải mất kiểm soát.
Hoạt động do dân từ các khu vực lân cận vào thành phố sinh sống làm việc tự phát tràn lan khiến Chính quyền không thể kiểm soát dân số. Hệ lụy kèm theo là vấn đề thiếu hụt chỗ ở, hệ thống giao thông ùn tắc, thiếu nguồn cung ứng việc làm.
Quy hoạch Hà Nội cần phải đề ra chiến lược kiểm soát chặt chẽ hơn. Tập trung vào vấn đề quản lý đô thị hiệu quả. Hạn chế tình trạng lãng lý tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư. Tạo cơ sở tiền đề hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư bất động sản lớn.
Quá trình xây dựng chương trình quản lý quy hoạch được khởi động từ năm 2008. Cho đến nay đã hơn 10 năm để các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nghiên cứu và đi đến hoàn thiện phương án quy hoạch Hà Nội. Mô phỏng chương trình quy hoạch bao gồm các hạng mục như sau:
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư rất quan tâm đến yếu tố hạ tầng kỹ thuật đô thị. Do vậy mà chính sách quy hoạch không quên chú trọng việc cải thiện và nâng cao các yêu cầu này. Đảm bảo hệ thống hạ tầng khung gồm có: giao thông công cộng, đường xá đi lại, năng lượng đầy đủ. Hệ thống cấp thoát nước, đường truyền thông tin liên lạc, biện pháp xử lý chất thải cũng được hết mực quan tâm.
Đối với các nhà đầu tư, người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản quan tâm đến thị trường Hà Nội không thể bỏ qua các thông tin về đồ án quy hoạch Hà Nội. Để theo dõi chi tiết từng bước phát triển của đồ án, bạn cần chú ý các mốc thời gian như sau:
Bản đồ quy hoạch là cơ sở thể hiện trực quan các nội dung như: địa danh, địa giới hành chính trong thành phố, các khu dân cư, mật độ dân cư, đất đai. Bên cạnh đó, quy hoạch Hà Nội còn đề cập đến vấn đề quy hoạch giao thông, quy hoạch công viên, thiết lập mảng xanh trong thành phố.
Nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất giúp người theo dõi nâng cao hiệu suất công việc. Đặc biệt đối với những người tham gia lĩnh vực bất động sản cần xem xét biến động sản phẩm bất động sản từng giờ, từng ngày. Nội dung bản đồ quy hoạch mới nhất của Thủ đô Hà Nội bao gồm các hạng mục như sau:
Một trong những mục tiêu chính thuộc chính sách quy hoạch Hà Nội hướng đến việc phát triển khu đô thị vệ tinh thành phố. Trong đó bao gồm 5 khu đô thị vệ tinh mang đến tiềm năng phát triển sản phẩm bất động sản không ngờ.
Các dự án xây dựng và cải thiện chất lượng bất động sản ra đời liên tục. Điều này được nhiều chuyên gia đánh giá cao về vai trò góp phần “tô điểm” cho không gian chung của Thủ Đô đa dạng hơn.
Nhịp dao động trên thị trường bất động sản có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế chung của Hà Nội. Thấu hiểu điều này, chính quyền càng chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nhằm cải thiện không gian sống cho nhân dân. Các “ông lớn” trong thị trường bất động sản đã lựa chọn Hà Nội là nơi gửi gắm niềm tin bền vững. Căn cứ vào mức độ uy tín cao và được đảm bảo bởi hệ thống quản lý đô thị nên người dân có thể tin tưởng và sự phát triển của thành phố.
Triển khai đồ án quy hoạch Hà Nội sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho toàn xã hội. Đặc biệt là việc cải thiện chất lượng đời sống và nơi ở của người dân. Thị trường bất động sản tăng trưởng vượt trội sẽ là động lực phát triển kinh tế quốc gia tuyệt vời.
Thành phố Hà Nội có diện tích mở rộng được thể hiện trong bản đồ quy hoạch mới nhất. Dự kiến ngày tại thời điểm hoàn thành quy hoạch trong tương lai, tổng diện tích Hà nội gấp 1,5, lần Washington của Mỹ. Nếu so sánh với Tokyo của Nhật Bản thì Hà Nội có diện tích gấp đến 4 lần Thủ đô này.
Theo dõi dữ liệu so sánh trên là cách đánh giá trực quan nhất về tiềm năng phát triển “ngoạn mục” của Thủ đô Nghìn năm văn hiến Việt Nam. Tổng diện tích sở hữu nói lên vị thế và tầm ảnh hưởng của thị trường bất động sản Hà Nội. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư càng chú trọng hơn vai trò phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền đô thị.
Phương hướng “khôn ngoan” để phát triển các dự án bất động sản chính là vị trí trọng điểm. Xung quanh dự án là các tuyến vành đai được cải tạo và mở rộng. Nhờ vào hệ thống giao thông bền vững mà khả năng giao thương của Thủ đô sẽ phát triển toàn diện hơn. Giá trị các dự án bất động sản ngoại thành, xung quanh thành phố được nâng cao về giá trị và chất lượng.
Người dân sống tại các khu vực này có cơ hội thừa hưởng lợi ích tuyệt vời từ thị trường bất động sản. Cộng đồng cư dân, xã hội trong thành phố tồn tại đoàn kết, văn minh và hiện đại. Những nội dung trên chính là điểm nhất ấn tượng về thành tựu của việc thiết lập bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất.
Như đã đề cập trong phần trên, chính sách quy hoạch Hà Nội chú trọng đến 5 khu đô thị vệ tinh. Chính phủ cũng đã tiến hành kiểm tra và phê duyệt khả năng thực thi dự án phát triển 5 khu đô thị này. Mỗi khu vực sở hữu những ưu điểm riêng biệt gắn liền với tình hình phát triển kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên. Do vậy mà chính sách quy hoạch cũng được phân bổ với các nội dung riêng.
Những khu đô thị sẽ được triển khai đầu tư phát triển toàn diện bao gồm:
Tổng diện tích của Thủ đô Hà Nội theo bản đồ quy hoạch chung đạt khoảng 3.344km2. Các hạng mục được phân thành khu đô thị trung tâm, khu đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái. Từng hạng mục được chú trọng đầu tư vô cùng kỹ lưỡng nhằm phát huy đặc điểm riêng biệt của nó. Đồng thời vẫn đảm bảo tính thống nhất toàn diện góp phần vào sự phát triển của thành phố Hà Nội.
Vào năm 2030, mức dân số trong thành phố Hà Nội ước tính đạt khoảng 4,6 triệu người. Vấn đề phân bổ dân cư tập trung nội thành là chủ yếu. Đặc biệt là các khu vực đô thị phía Đông hoặc phía Bắc của sông Hồng vẫn duy trì mật độ dân cư sinh sống cao.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất có tác động sâu sắc đến thị trường bất động sản Thủ đô. Thông qua nguồn dữ liệu từ bản đồ mà các nhà đầu tư lớn bắt đầu quan tâm đến thị trường Hà Nội một cách ồ ạt và mạnh mẽ. Quan trọng hơn là chính sách phát triển Thủ đô còn có tác dụng thu hút các nhà đầu từ nước ngoài. Nhờ vậy mà số lượng sản phẩm bất động sản cao tầng tại thành phố sẽ tăng lên đáng kể.
Các tiện ích trong thành phố được cải thiện một cách toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các khu đô thị cao cấp. Thành phố Hà Nội chuyển mình với những bước tiến vượt bậc đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Điều này cũng tác động đến tính thanh khoản của thị trường bất động sản.
Thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện quá trình quy hoạch và mở rộng với rất nhiều chiến lược khác nhau. Mỗi dự án mở ra cơ hội và thách thức phát triển đô thị hướng đến mục tiêu vững mạnh. Trong suốt quá trình quy hoạch luôn xuất hiện sự thay đổi về khu vực sinh sống của cư dân, cơ sở hạ tầng…
Để quản lý vấn đề sử dụng đất hiệu quả thì người thực hiện cần tra cứu bản đồ quy hoạch Hà Nội mở rộng chuẩn xác. Bản đồ quy hoạch Hà Nội được phân thành ba loại cơ bản như sau:
Thủ Đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị và có ranh giới phân cách rõ ràng giữa các đô thị vệ tinh. Ước tính phần hành lang xanh chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của Thủ đô. Hệ thống đô thị đổ dồn về khu vực phía Tây, phía Nam đến đường vành đai 4. Nối tiếp đó là phần phía Bắc Thủ đô bao gồm các khu vực như: Mê Linh, Đông Anh. Còn lại phần phía Đông Thủ đô gồm có các khu vực như Gia Lâm và Long Biên.
Diện tích đất xây dựng của thành phố Hà Nội nằm trong khoảng 55.200 hecta. Diện tích đất dân dụng của Thủ đô đạt khoảng 34.900 hecta. Trong chính sách quy hoạch Hà Nội, chỉ tiêu xây dựng trong khu vực nội thành đạt từ 60m2/người đến 65m2/người. Còn lại khu vực đất ngoài dân dụng chiếm 20.300 hecta.
Bản đồ mở rộng tập trung tại phía Nam sông Hồng gồm các chuỗi đô thị Đan Phượng, Hòa Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Kéo dài từ sông Nhuệ đến tường vành đai số 4 ước tính dân số đạt 1,2 – 1,4 triệu người.
Khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng, Nam sông Cà Lồ gồm khu đô thị Long Biên, Gia Lâm và Yên Viên. Ước tính dân số đạt khoảng 0.7 triệu người cho đến năm 2030. Phần diện tích hai bên sông Hồng và 5 đô thị vệ tinh cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội trong tương lai.
Thông tin về bản đồ quy hoạch Hà Nội trên phương diện giao thông gồm các phương diện: các tuyến vành đai, các tuyến đường sắt đô thị, các cây cầu vượt sông… Diện tích Thủ đô Hà Nội gồm có 3.344km2 cùng 16.132km đường bộ, 400 km đường thủy. Hiện nay vẫn chưa có tuyến đường sắt đô thị hoạt động mà chỉ có tuyến đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu giao thông liên tỉnh.
Biểu đồ thể hiện tổng quan định hướng phát triển giao thông của thủ đô Hà Nội. Có thể thấy chính sách quy hoạch giao thông rất chú trọng đến hệ thống vận tải hành khách công cộng. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại đông đúc và thiết yếu của thành phố Hà Nội.
Mỗi giai đoạn phát triển quy hoạch đều gắn liền với việc xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống giao thông vận tải. Giải quyết vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông diễn ra liên tục trên các trục đường chính hiện nay. Chú trọng phương án liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh bằng phương tiện công cộng. Điển hình là tuyến đường sắt ngoại ô, xe bus và xe bus nhanh (BRT).
Trên phương diện giao thông đường bộ thực hiện quy hoạch cụm tổ hợp công trình công cộng. Điều này sẽ giúp thành phố phát triển kiến trúc hiện đại, xây dựng mô hình đô thị đặc trưng đạt tầm cỡ quốc tế. Việc chú trọng đến cảnh quan đô thị và các hướng đi đến trung tâm Hà Nội giúp chính quyền dễ dàng quản lý hơn.
Trên phương diện giao thông đường sắt xây dựng thêm nhiều trung tâm vận hành và phân phối hành khách. Kèm theo đó là việc phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn thông qua ga đầu mối.
Trên phương diện giao thông hàng không được nâng cấp cảng quốc tế Nội Bài. Cụ thể đến năm 2030 ước tính quy mô cảng Nội Bài có thể phục vụ đến 50 triệu hành khách mỗi năm. Bên cạnh đó, tuyến giao thông đường thủy được cải thiện trên nhiều tuyến sống Đà, sông Đuống và sông Hồng. Còn lại các dòng sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ, sông Cà Lô được cải tạo nhằm phát triển du lịch.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội thể hiện xu hướng phát triển đa dạng trên nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội Thủ Đô. Đây chắc hẳn là những thông tin cực kỳ quan trọng mà các nhà đầu tư đang “săn lùng”. Trên thực tế, chỉ một vấn đề nhỏ trong bản quy hoạch được thay đổi hoặc hủy bỏ sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và văn phòng cho thuê ở Hà Nội. Hy vọng những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp bạn tìm kiếm được các sản phẩm phù hợp nhu cầu đầu tư của mình.