Văn hóa công sở là một khái niệm quen thuộc với những người trưởng thành. Đây là một yếu tố quan trọng tác động đến chính môi trường làm việc của nhân viên công sở. Môi trường chốn công sở giống như một xã hội thu nhỏ. Và để mọi người cùng giúp đỡ nhau […]
Tác Giả Sunoffice
Văn hóa công sở là một khái niệm quen thuộc với những người trưởng thành. Đây là một yếu tố quan trọng tác động đến chính môi trường làm việc của nhân viên công sở. Môi trường chốn công sở giống như một xã hội thu nhỏ. Và để mọi người cùng giúp đỡ nhau phát triển, những quy định, xây dựng văn hóa tại đây là cần thiết.
Văn hóa công sở là một khái niệm không lạ, nhưng vẫn khá mơ hồ với nhiều người. Đây là môi trường tác động trực tiếp đến suy nghĩ, thái độ và tinh thần làm việc, gắn bó giữa mọi người với nhau. Vì thế, mỗi nhân viên, quản lý, người đứng đầu đều phải thấu hiểu và nắm rõ về khái niệm này.
Văn hóa công sở được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Dựa trên từng góc độ nhìn nhận, nghiên cứu mà định nghĩa của chúng có sự khác biệt. Đến nay, không có một hệ thống văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên xuất phát từ trải nghiệm thực tiễn, chúng ta đều có thể đưa tới một cách hiểu chung.
Văn hóa công sở được hiểu là một môi trường sinh hoạt chung trong không gian làm việc. Chúng bao gồm những hệ thống giá trị về niềm tin, mong muốn của những cá nhân đang làm việc, sinh hoạt trong cùng một đơn vị, tổ chức. Ở giữa họ có sự tác động qua lại với nhau tạo nên những chuẩn mực nhất định về hành động.
Văn hóa công sở cũng là một hệ thống những nguyên tắc, quy định (bắt buộc và không bắt buộc) về thái độ, năng lực, đạo đức của mỗi cá nhân. Chúng đòi hỏi người tham gia phải đảm bảo về thuần phong mỹ tục, giao tiếp và cách hành xử trong công việc cũng như các mối quan hệ xung quanh với mọi người, giữa cấp trên với cấp dưới hay các đồng nghiệp với nhau.
Việc đảm bảo văn hóa công sở sẽ giúp xây dựng được một môi trường làm việc minh bạch, đoàn kết và thoải mái. Trên cơ sở đó, mọi người cũng sẽ gắn bó, vui vẻ, tôn trọng và hết mình vì công việc chung của tập thể hơn.
Sự phát triển của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp càng khiến môi trường văn hóa công sở trở nên quan trọng. Chúng là cơ sở quan trọng đảm bảo sự phát triển ổn định, hiệu quả trong công việc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Văn hóa chống công sở được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Chúng phụ thuộc vào tính chất công việc, quy mô, khu vực của cơ quan, công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên có 4 yếu tố cơ sở bắt buộc phải có để tạo nên một văn hóa chốn công sở tiêu chuẩn là:
Thực tế, văn hóa công sở đã được hình thành từ khá lâu, khi các cơ quan, công ty, doanh nghiệp ra đời. Tuy nhiên khi đó, chúng vẫn chưa thực sự được chú trọng và biết đến như ngày nay. Cũng giống như văn hóa xã hội. môi trường chốn công sở cũng có những thay đổi và phát triển nhất định để phù hợp với xu thế chung.
Những hoạt động, yêu cầu, đòi hỏi vẫn còn tồn tại, có tính bền vững được xem là giá trị truyền thống trong văn hóa chốn công sở. Theo đó, một nhân viên, một quản lý hay bất kỳ một vị trí nào đó đều phải có trình độ học vấn và kỹ năng tương xứng, thái độ làm việc chuyên nghiệp, không ganh đua và biết giúp đỡ nhau.
Những giá trị truyền thống trở thành nền tảng cốt lõi để giúp văn hóa chốn công sở có thể duy trì, bản phát triển theo thời đại nhưng không mất đi giá trị bản chất cần có. Chẳng hạn, đi làm văn phòng chỉ cần ăn mặc lịch sự, không nhất thiết phải sơ mi quần âu đóng thùng. Đi làm đúng giờ là bắt buộc, nhưng thời gian có thể linh hoạt theo tính chất từng công việc.
Có thể nói, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại có giá trị rất lớn đối với việc định hình văn hóa công sở hiện nay. Vì thế, bất cứ nơi làm việc nào cũng cần đảo bảo được bền vững của yếu tố này.
Trình độ học vấn và văn minh là hai phạm trù không thể tách rời trong môi trường văn hóa công sở. Với trình độ, chúng thể hiện cho kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên ngành và năng lực xử lý công việc của mỗi cá nhân. Trong khi đó, sự văn minh là của ý thức, tư duy tiến bộ, thái độ xử lý công việc và trau dồi đạo đức nghề nghiệp.
Trình độ học vấn và văn minh luôn phát triển cùng nhịp bước theo từng thời kỳ. Điều này được chứng minh rất rõ qua các giai đoạn lịch sử. Chúng không chỉ đúng trong văn hóa xã hội mà còn hiện hữu ở cả các hoạt động công sở. Một người có trình độ văn hóa cao, hẳn sẽ có được một nếp văn mình tốt và ngược lại.
Trong văn hóa công sở, đây là cả hai yếu tố có giá trị cực kỳ quan trọng. Khi có sự kết hợp hài hòa, chúng sẽ xây dựng lên một môi trường hoạt động mà bất cứ ai cũng thấy thoải mái khi giao tiếp, làm việc chung với nhau. Điều này sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được luôn tốt đẹp và có tốc độ phát triển lớn.
Chân – thiện – mỹ là điều chúng ta thường nghe đến rất nhiều trong đời sống xã hội. Tuy nhiên bạn có biết chúng cũng là một yếu tố cấu thành nên văn hóa công sở? Chúng thể hiện cho phạm trù đạo đức, lương tâm, hành vi, cử chỉ của mọi người khi hoạt động trong môi trường công sở.
Đảm bảo được tính chân – thiện – mỹ, sự ganh ghét, đấu tố, hơn thua tại nơi làm việc sẽ không còn. Mỗi công việc đều được hoàn thành bởi cái tâm, sự nhiệt huyết và đảm bảo tôn trọng quy định của pháp luật, chất xám và những giá trị nghiên cứu được sử dụng. Vậy nên nói đến văn hóa công sở, đây là yếu tố không thể bỏ qua.
Thực tế, việc làm việc trong một môi trường có nhiều người xa lạ, để hòa hợp là rất khó. Không phải văn hóa công sở ở nơi nào cũng tốt đẹp, teamwork tốt. Tư duy, quan điểm của mỗi cá nhân là khác nhau. Vậy nên điều này dẫn đến một thực trạng vốn đã tồn tại từ lâu. Và khi nhắc đến văn hóa công sở, chúng ta không thể bỏ qua những vấn đề này:
Một thực trạng chung dễ thấy ở môi trường công sở chính là tinh thần làm việc đồng đội không cao. Mọi người thường có xu hướng làm việc vì cá nhân nhiều hơn. Do đó, khi làm việc nhóm, giữa các phần công việc không có sự đồng đều về chất lượng. Từ đó dẫn đến hiệu quả không được ưng ý.
Công việc chung không tốt càng dễ trở thành chất xúc tác làm căng thẳng hơn mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau. Mọi người lại càng chú trọng đến lợi ích cá nhân mà bỏ qua việc nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung. Lâu dần, chúng sẽ ảnh hưởng đến tình cảm gắn kết giữa những đồng nghiệp trong cùng một công ty.
Việc thiếu dung hòa giữa mục tiêu chung và cá nhân đôi khi còn gây ra những mâu thuẫn nội bộ khó giải quyết. Chúng sẽ khiến văn hóa công sở trở nên căng thẳng, mọi người bằng mặt nhưng không bằng lòng trong nhiều vấn đề. Và rõ ràng, hậu quả mà chúng mang lại, dù đối với bất kỳ lợi ích của ai cũng là thiệt hại rất lớn.
Thực trạng chung trong văn hóa công sở chính là thái độ làm việc của chính nhân viên hay những người đứng đầu. Có thể do áp lực, mệt mỏi hay bất kỳ một vấn đề cá nhân nào đề dễ khiến mọi người ảnh hưởng đến công việc. Do đó, công việc chỉ được hoàn thành một cách máy móc, không đem lại hiệu quả đã đề ra.
Bất kỳ ai cũng có những vấn đề riêng cần giải quyết. Nhưng để ảnh hưởng đến thái độ công việc là thực trạng cần nhìn nhận và loại bỏ ngay trong văn hóa chốn công sở. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc cũng như lợi ích của rất nhiều người khác trong cơ quan, doanh nghiệp. Vậy nên chúng cần được khắc phục và loại bỏ ngay từ bây giờ.
Bất cứ một môi trường nào, kể cả công sở cũng đều có sự cạnh tranh. Điều này sẽ là tích cực nếu đó là sự cạnh tranh văn minh và sòng phẳng. Vậy nhưng khi có sự ghen ghét, đố kị và bài xích thì đó là tư tưởng cần loại bỏ. Nhất là khi, thực trạng xem nhẹ, coi thường cộng sự, đồng nghiệp đang ngày càng bành trướng trong văn hóa công sở.
Mỗi cá nhân khi làm việc có trách nhiệm đều cố gắng hết mức trong khả năng của mình. Mặc dù kết quả không tốt hoặc chưa đặt được như kỳ vọng, việc chê bai hay coi thường chúng là không nên. Điều này sẽ khiến tinh thần làm việc hay của mọi người đi xuống, thậm chí là ảnh hưởng đến quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau.
Việc xem nhẹ kết quả của người khác là một thái độ cần phải được chấn chỉnh. Do đó, muốn xây dựng một văn hóa công sở lành mạnh, tốt đẹp thì cần xóa bỏ những tư tưởng, suy nghĩ này.
Môi trường làm việc cũng giống như môi trường hoạt động tại các trường học, những tổ chức hay thậm chí ở một phạm vi rộng hơn là xã hội. Để mọi chuyện vận hành đúng theo quy luật thì tất cả những cá nhân đều phải có ý thức tuân theo các quy định chung. Chúng không chỉ đảm bảo sự thống nhất trong mọi hoạt động mà còn bảo vệ quyền lợi của chính bạn.
Tuy nhiên, thực trạng các cá nhân làm trái quy định tại nơi làm việc là không hiếm. Chúng thường là những tiêu cực nhỏ, có dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên một số ít khác thì lại vi phạm nghiêm trọng hơn và gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lâu dài. Do đó, việc chấn chỉnh ý thức chấp hành nội quy của từng cá nhân trong văn hóa công sở là rất cần thiết.
Thói quen ỷ lại vào tập thể là rất xấu và không hiếm khi nhắc đến văn hóa công sở. Sự lười biếng này trước hết sẽ ảnh hưởng đến chính những cá nhân, khiến họ lười tư duy, sáng tạo và bị đuối sức, năng lực so với những đồng nghiệp khác. Sau cùng, hiệu quả công việc bị ảnh hưởng sẽ không chỉ làm mất đi lợi ích chung mà còn của cả bản thân những cá nhân ấy.
Để xây dựng một môi trường văn hóa công sở tốt thì những quy định được đặt ra là cần thiết. Với từng đơn vị cơ quan hoạt động thì những quy định được đặt ra sẽ có sự khác biệt. Mục đích của chúng là đảm bảo tính phù hợp với công việc và đối tượng được hướng đến. Tuy nhiên, nhìn chung các quy định cơ bản sẽ bao gồm:
Văn hóa công sở tự nhiên hình thành như không thể tự nhiên phát triển. Theo đó, cần có sự xây dựng, định hướng đúng đắn từ những người đứng đầu. Do đó, để xây dựng một mối quan hệ đoàn kết, văn minh, lịch sự giữa các cá nhân trong một tập thể thì cần hoàn thiện về:
Để xây dựng một văn hóa công sở lành mạnh, văn minh, toàn diện cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với mỗi cá nhân hiện nay, tìm hiểu về môi trường làm việc cũng là yếu tố để họ cân nhắc có gắn bó với công ty lâu dài hay không. Vậy nên đây là điều mà các nhà lãnh đạo cần lưu tâm. Để dễ tìm một môi trường văn phòng phù hợp, bạn có thể tìm hiểu thêm tại: