Okr là gì? cách xây dựng okr chuẩn cho doanh nghiệp

Okr là gì mà những ‘’ông lớn’’ như Google, intel… đều sử dụng để giúp doanh nghiệp đạt được những thành công rực rỡ như ngày hôm nay? Nếu bạn muốn biết câu trả lời cũng như biết cách xây dựng okr cho doanh nghiệp của mình hãy tham khảo những thông tin được Timvanphong.com.vn […]

#
Tác Giả Sunoffice
Tác giả

Tác Giả Sunoffice

Okr là gì mà những ‘’ông lớn’’ như Google, intel… đều sử dụng để giúp doanh nghiệp đạt được những thành công rực rỡ như ngày hôm nay? Nếu bạn muốn biết câu trả lời cũng như biết cách xây dựng okr cho doanh nghiệp của mình hãy tham khảo những thông tin được Timvanphong.com.vn cung cấp dưới đây nhé.

OKR là gì?

Okr là 1 phương pháp quản trị doanh nghiệp cực kỳ nổi tiếng đã được áp dụng trên thế giới từ những năm 1970. Okr là tên viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results được hiểu là mục tiêu và kết quả then chốt. 

Cụ thể hơn, khi ứng dụng okr các doanh nghiệp sẽ cần xác định cụ thể mục tiêu của mình là gì. Mục tiêu này được phân tầng thành mục tiêu của toàn công ty, mục tiêu của phòng ban hoặc mục tiêu của cá nhân trong 1 khoảng thời gian cụ thể.

Doanh nghiệp nên biết OKR là gì ?

Doanh nghiệp nên biết OKR là gì ?

Key Results là làm như thế nào để đi đến được mục tiêu đó trong 1 thời gian nhất định. Hay nói cách khác là những bước đo lường cần thiết để biết được mục tiêu có được hoàn thành tốt hay không?

Ví dụ như 1 doanh nghiệp đưa ra mục tiêu là ra mắt 1 sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn sản phẩm cũ. Như vậy 1 với mục tiêu trên, doanh nghiệp cần đưa ra được vài kết quả then chốt ví dụ như :

  • Thời gian hoàn thành sản phẩm (cần có mốc thời gian cụ thể)
  • Mời được bao nhiêu người thử nghiệm sản phẩm và kết quả đánh giá của họ như thế nào ? 
  • Chỉ số mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm mới tăng bao nhiêu % so với sản phẩm cũ

Để thực hiện được mục tiêu lớn, mỗi bộ phận, cá nhân trong công ty sẽ cần thực hiện được tầng mục tiêu của mình. Các tầng mục tiêu này có mối liên kết chặt chẽ và tác động lên nhau. Vì vậy muốn hoàn thành mục tiêu các cá nhân, phòng ban phải hoạt động hăng say hơn, sáng tạo hơn cũng như có sự hợp tác chặt chẽ với nhau giúp mọi người có chung chí hướng để tạo nên 1 tập thể mạnh.

Phương pháp Okr

Bạn đã hiểu sơ bộ okr là gì ? Vậy bạn có muốn biết phương pháp hay nguyên lý hoạt động của OKR như thế nào không ? Nếu có hãy tiếp tục kéo xuống bên dưới để tham khảo tiếp nhé :

Nguyên lý hoạt động khá đặc biệt của okr

Nguyên lý hoạt động khá đặc biệt của okr

Okr không giống so với nhiều phương pháp quản trị doanh nghiệp trước đây chúng ta từng biết. Sự khác biệt của okr là hoạt động dựa trên hệ thống niềm tin. Bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp okr sau khi tham khảo 4 yếu tố nằm trong hệ thống niềm tin của nó :

  • Tính tham vọng: Mục tiêu (Objectives) của Okr luôn được thiết lập cao hơn so với ngưỡng năng lực hiện tại. Điều này thúc đẩy sự cố gắng, quyết tâm của tất cả các thành viên của công ty.
  • Tính đo lường được: Key Results trong okr luôn được gắn với các mốc có thể đo lường được. 
  • Tính minh bạch: OKR phải được công khai minh bạch. Tất cả các thành viên trong công ty đều được biết okr của công ty cũng như được theo dõi nó.
  • Tính hiệu suất: Khác so với nhiều mô hình quản trị khác, okr không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

Sự khác nhau giữa Okr và KPI thể hiện ở những yếu tố nào ?

Các công ty không nên đánh đồng KPI và OKR bởi chúng có sự khác nhau hoàn toàn. KPI là tập hợp các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc của từng phòng ban, cá nhân trong 1 khoảng thời gian nhất định có thể là hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng. Còn như bạn đã tham khảo bên trên OKR không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên như KPI. 

Sự khác biệt giữa OKR và KPI

Sự khác biệt giữa OKR và KPI

Như bạn đã biết OKR là gì? Hệ thống này đặt ra mục tiêu của doanh nghiệp là gì và làm cách nào để đạt được mục tiêu đó trong 1 khoảng thời gian cụ thể. Thông thường khoảng thời gian được sử dụng là quý. Để quý vị và các bạn thấy rõ hơn sự khác nhau giữa OKR và KPI chúng tôi sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể hơn.

Với 1 công ty bán lẻ hàng hóa KPI thường được đặt ra như : doanh số bán lẻ trên từng cửa hàng là bao nhiêu ? doanh số bán hàng của từng nhân viên là bao nhiêu ? và các cá nhân, cửa hàng cố gắng để đạt được KPI đó.

Nhưng OKR thì khác. Công ty bán lẻ này sẽ đề ra mục tiêu cụ thể và những kết quả then chốt để đo lường việc thực hiện mục tiêu đó. Ví dụ công ty bán lẻ này đề ra mục tiêu trở thành công ty bán lẻ hàng hóa đứng đầu thị trường. Những kết quả then chốt họ cần đạt được đó là :

  • Doanh thu đạt mức bao nhiêu? Ví dụ 100 tỷ trong 3 tháng
  • Mở rộng thêm quy mô chuỗi bán lẻ, tăng số cửa hàng lên bao nhiêu. Ví dụ mở thêm 200 điểm bán hàng, trở thành công ty sở hữu số lượng cửa hàng bán lẻ lớn nhất

Nói tóm lại 1 doanh nghiệp muốn phát triển tốt nên kết hợp cả 2 chỉ tiêu KPI và OKR. 

Okr mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Bạn đã biết OKR là gì vậy bạn có hiểu tầm quan trọng hay nói đúng hơn là lợi ích của okr với hoạt động quản trị của doanh nghiệp chưa ? Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 6 lợi ích thiết thực của OKR các doanh nghiệp nên biết.

Giúp doanh nghiệp tạo 1 tập thể mạnh nhờ liên kết nội bộ chặt chẽ

Như đã đề cập, OKR giúp các cá nhân, phòng ban có sự kết nối, hợp tác chặt chẽ hơn để thực hiện mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể xây dựng được 1 tập thể lớn mạnh, đoàn kết và đảm bảo mọi người đang có chung chí hướng.

Giúp công ty xác định và tập trung đầu tư cho những mục tiêu thiết yếu

Mô hình OKR sẽ đưa ra nhiều tầng mục tiêu, thường là 3 – 5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức. Nhờ vậy công ty, các phòng ban và cá nhân nhân viên sẽ biết phải ưu tiên vào những mục tiêu nào quan trọng hơn, thiết yếu hơn.

OKR mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp ?

OKR mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp ?

Tạo sự công bằng, tăng tính minh bạch

Đặc điểm của OKR là có tính minh bạch. Tất cả các thành viên trong công đều nắm được công việc và kế hoạch của cá nhân, phòng ban. Vì vậy, doanh nghiệp áp dụng okr sẽ rất thành công trong việc xây dựng văn hóa minh bạch và sự công bằng trong tiếp cận thông tin đối với toàn thể nhân viên.

Trao quyền cho nhân viên, giúp họ vượt qua giới hạn của bản thân

Khi đã nắm rõ được mục tiêu và những kết quả then chốt cần đạt được trong giai đoạn tới, ban lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác. Cũng như tạo cơ hội cho các nhân viên trực tiếp theo dõi kết quả công việc để họ có động lực cố gắng, vượt qua giới hạn của bản thân.

Đo lường chuẩn xác tiến độ hoàn thành mục tiêu đề ra

Từ việc hiểu OKR là gì, các công ty biết cách đặt ra những kết quả then chốt để thực hiện mục tiêu. Đồng thời căn cứ vào đó để đo lường được các cá nhân, phòng ban hay toàn thể công ty đã hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

Mang đến những thành tựu nổi bật cho công ty

Những công ty đã áp dụng OKR và đạt được những thành tựu lớn như google hay ở Việt Nam có FPT là minh chứng rõ ràng nhất cho lợi ích của phương pháp quản trị này. Khi ứng dụng OKR, mục tiêu được đặt ra thường cao hơn ngưỡng năng lực. Vì lẽ đó khi hoàn thành được mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đạt được những thành tựu vượt bậc.

Cách xây dựng okr chuẩn cho doanh nghiệp

OKR là gì hẳn quý vị đã biết. Vì vậy muốn xây dựng được OKR các công ty, doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu (Objective) và các kết quả then chốt (Key result) 1 cách rõ ràng.

Cách xây dựng mục tiêu chuẩn

Tùy từng lĩnh vực và trong từng giai đoạn phát triển, các công ty, doanh nghiệp sẽ phải xác định được những mục tiêu thích hợp. Khi xây dựng mục tiêu nên thể hiện rõ mục tiêu của từng tầng hay từng cấp độ. Ví dụ ở cấp độ toàn doanh nghiệp mục tiêu là gì, từng phòng ban hay cá nhân mục tiêu là gì. Mỗi cấp độ nên xây dựng được 3 – 5 mục tiêu chi tiết.

Cách xây dựng okr cho doanh nghiệp

Cách xây dựng okr cho doanh nghiệp

Mục tiêu xây dựng phải rõ ràng. Ví dụ như trong 3 tháng tới doanh thu phải tăng bao nhiêu % thay vì chỉ xác định chung chung là tăng doanh thu trong thời gian tới. Không những vậy, mục tiêu đặt ra nên vượt ngưỡng khả năng để tạo động lực cho toàn thể nhân viên.

Ví dụ doanh thu của sản phẩm A sau 3 tháng có thể đạt 1 tỷ trong khả năng, nhưng nếu đặt mục tiêu theo OKR các doanh nghiệp nên đặt mức 1.3 tỷ.

Xác định kết quả then chốt

Theo kinh nghiệm từ những công ty đã thành công trong việc sử dụng OKR, với mỗi mục tiêu nên đưa ra ít nhất 3 kết quả then chốt. 

Mỗi mục tiêu nên xác định được 3 kết quả then chốt

Thêm vào đó kết quả then chốt này phải đo lường được bằng những con số cụ thể. Ví dụ như cần bán được 5000 sản phẩm trong 1 tháng thay vì xác định kết quả là bán được nhiều sản phẩm trong 1 tháng.

Các doanh nghiệp cũng nên xác định việc đạt được kết quả then chốt đôi khi giá trị hơn việc đạt được mục tiêu. Ví dụ như mục tiêu là xây 1 ngôi nhà, còn kết quả then chốt là có bản thiết kế đẹp, quy trình xây chuẩn kỹ thuật, sơn bả đẹp thì việc đạt được những kết quả then chốt 1 cách hoàn hảo có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng OKR công ty cần công khai đến tất cả nhân viên. Những công ty nhỏ ít thành viên có thể sử dụng những công cụ quen thuộc như google sheet, còn những công ty lớn có nhiều phòng ban, nhiều nhân viên nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ của 1 số đơn vị uy tín cung cấp.

Qua nội dung trên đây quý vị và các bạn đã biết OKR là gì và vì sao nó quan trọng với các doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin timvanphong.com.vn đưa ra đã giúp ích cho quý doanh nghiệp trong việc xác định phương hướng quản trị doanh nghiệp hiệu quả. 

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger