Thừa phát lại là một thuật ngữ gốc Hán – Việt đã tồn tại ở Việt Nam từ trước năm 1975. Vậy thừa phát lại được hiểu như thế nào? Làm sao để trở thành thừa phát lại? Văn phòng thừa phát lại là gì? Điều kiện thành lập và chức năng của văn phòng […]
Tác Giả Sunoffice
Thừa phát lại là một thuật ngữ gốc Hán – Việt đã tồn tại ở Việt Nam từ trước năm 1975. Vậy thừa phát lại được hiểu như thế nào? Làm sao để trở thành thừa phát lại? Văn phòng thừa phát lại là gì? Điều kiện thành lập và chức năng của văn phòng thừa phát lại cụ thể ra sao? Văn phòng thừa phát lại không được phép làm những việc gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Timvanphong.com.vn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Thừa phát lại không phải nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước nhưng lại là người được Nhà nước bổ nhiệm. Theo đó thừa phát lại được trao cho các quyền để thực hiện một số công việc nhất định như: tống đạt giấy tờ, thi hành án dân sự, lập vi bằng và các công việc khác trong khuôn khổ quy định của pháp luật và các Nghị định liên quan.
Trong xã hội cũ thừa phát lại tương đương với chức mõ tòa – là người chuyên giữ việc báo tin và chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Tòa án. Nhưng hiện tại cụ thể các công việc được thừa phát lại thực hiện bao gồm:
Chú ý: Thừa phát lại không tổ chức thi hành các bản án, quyết định do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động và trực tiếp ra quyết định thi hành án.
Để được cơ quan nhà nước bổ nhiệm chức danh thừa phát lại cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
Khi thực hiện các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, thừa phát lại có quyền tương đương Chấp hành viên (trừ quyền xử phạt vi phạm hành chính). Mọi cá nhân cũng như các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có nhiệm vụ phải thực hiện các yêu cầu của thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân từ chối thực hiện yêu cầu của thừa phát lại trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và nếu có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.
Hơn thế nữa, thừa phát lại còn giúp đương sự chủ động sử dụng vi bằng làm chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân đương sự. Như vậy, thừa phát lại vừa giúp được người dân, vừa góp phần mở rộng thêm một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ. Từ đó giúp Tòa án và các cơ quan xét xử có thêm nguồn chứng cứ khi giải quyết các tranh chấp. Chỉ riêng việc để người dân chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của mình đã thể hiện giá trị to lớn của công việc thừa phát lại.
Trong công tác tống đạt văn bản, quyết định, bản án của Tòa án đến tay các đương sự thừa phát lại luôn hoàn thành nhiệm vụ và tạo được sự tín nhiệm cao. Và chi phí của từng công việc do thừa phát lại thực hiện sẽ được ghi đầy đủ trong hợp đồng dịch vụ giữa văn phòng thừa phát lại và người có yêu cầu. Vậy văn phòng thừa phát lại là gì?
Nếu như thừa phát lại là một chức danh nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm thì văn phòng thừa phát lại chính là tổ chức hành nghề thừa phát lại. Tên gọi của văn phòng thừa phát lại bao gồm cụm từ bất di bất dịch “Văn phòng thừa phát lại” đi kèm theo phía sau là tên riêng của từng văn phòng. Người đại diện theo pháp luật và người đứng đầu văn phòng thừa phát lại thường là thừa phát lại. Các văn phòng thừa phát lại sẽ có trụ sở làm việc, con dấu, tài khoản riêng và tự chủ tài chính là nguyên tắc hoạt động của các văn phòng thừa phát lại hiện nay.
Điều kiện cấp phép hoạt động cho văn phòng thừa phát lại
Để thành lập được văn phòng thừa phát lại phải đảm bảo được một số điều kiện như:
Văn phòng thừa phát lại không được thực hiện các công việc gì?
Về cơ bản chức năng của văn phòng thừa phát lại hoàn toàn dựa trên những công việc mà thừa phát lại thực hiện (Điều 3, Nghị định 69/2013/NĐ-CP có ghi rõ). Tuy nhiên văn phòng thừa phát lại không được phép thực hiện một số công việc sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại. Nếu quý vị cần tư vấn tìm văn phòng giá tốt vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web: Timvanphong.com.vn để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng!