Đánh giá nhân viên thử việc là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng và giúp đánh giá xem nhân viên có phù hợp với công việc và môi trường làm việc hay không. Khi đánh giá nhân viên thử việc, các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm khả năng […]
Nguyễn Bá Trình
Đánh giá nhân viên thử việc là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng và giúp đánh giá xem nhân viên có phù hợp với công việc và môi trường làm việc hay không. Khi đánh giá nhân viên thử việc, các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm khả năng hoàn thành công việc, tinh thần làm việc, đóng góp cho công ty, đạo đức nghề nghiệp, sự phù hợp với môi trường làm việc và những kỹ năng cần thiết khác.
Khi đánh giá nhân viên thử việc, cần phải có tiêu chí rõ ràng và công bằng để tránh những sai sót đánh giá và giúp nhân viên hiểu được những điểm mạnh và yếu của bản thân. Việc đánh giá nhân viên thử việc cũng là cơ hội để tăng cường tương tác và phản hồi giữa quản lý và nhân viên, giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công việc của mình và tạo động lực cho họ phát triển năng lực và cống hiến hơn cho công ty.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đánh giá nhân viên thử việc không chỉ dừng lại ở quá trình đánh giá, mà còn cần phải có kế hoạch và chính sách phát triển nhân viên trong tương lai, giúp nhân viên có thể phát triển và gắn bó lâu dài với công ty.
Nhân viên thử việc là thời gian làm việc thử của người làm, trước khi ký hợp đồng làm việc chính thức với công ty, nhằm hòa nhập với công việc và môi trường, văn hóa của công ty. Nhân viên thử việc sẽ được quy định về mức lương riêng và thời gian thử việc riêng tùy theo quy định của từng công ty và tùy thuộc vào biểu hiện của nhân viên trong thời gian này.
Nhân viên thử việc khác với nhân viên mùa vụ. Nhiều công ty có quy định ký kết hợp đồng với nhân viên thử việc, và bản hợp đồng này sẽ quy định cụ thể về mức lương và thời gian làm việc của nhân viên thử việc. Tuy nhiên, sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhân viên sẽ có một bản hợp đồng mới, với đầy đủ điều khoản và quyền lợi riêng, trong đó bao gồm mức lương và những thỏa thuận khác.
Quy trình đánh giá nhân viên thử việc bao gồm các bước sau:
Việc thực hiện đánh giá nhân viên thử việc là rất quan trọng để giúp doanh nghiệp tìm ra những nhân viên có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của mình, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro trong việc tuyển dụng nhân viên.
Đối với nhân viên thử việc, đánh giá như thế nào là một điều hết sức quan trọng, bởi thời gian đầu vào làm là thời gian không chỉ hòa nhập về công việc, kiểm tra kỹ năng xem có tương xứng với mức lương thỏa thuận ban đầu, mà còn kiểm tra chỉ số hòa nhập về môi trường, văn hóa phòng ban, công ty. Đây là thời gian đánh giá tổng quát từ trực tiếp phòng ban và nhân sự. Vì thế cách nhận xét nhân viên thử việc luôn phải về rất nhiều mặt, biểu hiện và thái độ đối với cả đồng nghiệp của mình.
Quá trình thử việc của nhân viên mới được ví như thời gian “sống thử” giữa ứng viên và doanh nghiệp. Giai đoạn này chính là thời gian để hai bên tìm hiểu, thể hiện năng lực cũng như quyết định gắn bó với nhau lâu dài. Thử việc cũng là thời điểm để người lao động thể hiện năng lực và bản thân mình, tìm hiểu môi trường, khả năng phát triển cũng như gắn bó với doanh nghiệp.
Ngược lại đối với các doanh nghiệp, thời gian thử việc là cơ hội tốt để các nhân viên cũ và mới có thể làm quen và hợp tác cùng nhau làm việc. Qua thời gian này nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi đưa ra các nhận xét, đánh giá của mình về năng lực, nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm của ứng viên để quyết định có nhận vào doanh nghiệp mình hay không.
Khi quá trình thử việc kết thúc doanh nghiệp cần làm nhận xét đánh giá sau thử việc, nếu ứng viên đạt yêu cầu, cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong quá trình thử việc, ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy bỏ các thỏa thuận thử việc mà không cần bồi thường hay báo trước nếu việc làm thử không đạt được yêu cầu đã thỏa thuận từ trước. Theo đó, phiếu đánh giá sẽ cần hội tụ đầy đủ 3 yếu tố:
Các mẫu đánh giá thử việc chính là bản tổng hợp kết quả quá trình thử việc của ứng viên tại doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể dựa trên những gì mà ứng viên đã thể hiện trong suốt thời gian thử việc theo quy định để đưa ra các đánh giá khách quan nhất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên để một mục tự đánh giá thử việc để các ứng viên có thể tự mình đưa ra các đánh giá và nhận xét cho quá trình thử việc của mình. Các ứng viên sẽ đứng ở góc độ người lao động để đưa ra suy nghĩ về vị trí, công việc mình đang đảm nhận cũng như các nhận xét về đồng nghiệp, lãnh đạo hay công ty. Việc để nhân viên tự đánh giá cũng giúp các ứng viên nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình trong quá trình thử việc.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: