Tổng hợp thông tin ERP là gì là các phần mềm nổi tiếng hiện nay

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả không phải là một việc làm dễ dàng. Nó cần có công cụ hữu hiệu để thực hiện. Rất nhiều công cụ khác nhau ra đời để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn việc kinh doanh hàng tháng, hàng năm. Trong số các công cụ cần thiết […]

#
Tác Giả Sunoffice
Tác giả

Tác Giả Sunoffice

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả không phải là một việc làm dễ dàng. Nó cần có công cụ hữu hiệu để thực hiện. Rất nhiều công cụ khác nhau ra đời để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn việc kinh doanh hàng tháng, hàng năm. Trong số các công cụ cần thiết phải kể đến ERP. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết thông tin ERP là gì và những phần mềm nổi tiếng hiện nay được doanh nghiệp đánh giá cao.

ERP là gì?

Giải đáp thắc mắc ERP là gì

Giải đáp thắc mắc ERP là gì

Khái niệm

Trước tiên SunOffice giải đáp ERP là gì? Đây là cụm từ viết tắt trong tiếng Anh, đầy đủ là Enterprise Resource Planning Systems. Khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Đây được xem là công cụ vô cùng hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Nó có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh, điều hành nhân sự, dự án và quản lý nguồn tài nguyên doanh nghiệp.

Trước đây, nhiều doanh nghiệp làm việc này vô cùng thủ công và bằng tay. Thế nên hiệu quả đạt được không cao và dễ xảy ra sai sót. Với các phần mềm máy tính, việc quản lý này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và tránh được các sai sót không đáng có.

Với các doanh nghiệp nhỏ hoặc kinh doanh hộ gia đình có thể chưa chú trọng đến nhiều, song các doanh nghiệp vừa và lớn, ERP là phần mềm không thể thiếu. Hoạt động quản lý nguồn lực làm việc hiệu quả sẽ thúc đẩy rất nhiều cho doanh nghiệp, tăng năng suất lao động lên đáng kể.

Lịch sử hình thành hệ thống ERP

Chúng ta vừa tìm hiểu xong ERP là gì, song liệu mấy ai đã biết đến hệ thống này có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào chưa?

Sơ đồ hình thành và phát triển của hệ thống ERP

Sơ đồ hình thành và phát triển của hệ thống ERP

Lịch sử hình thành

Năm 1990 của thế kỷ trước, hệ thống ERP xuất hiện lần đầu tiền từ sự phát triển của một ứng dụng liên quan đến lập kế hoạch nguồn lực sản xuất có tích hợp với nền tảng máy tính. Nó ra đời khi Tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho việc lập kế hoạch nguồn lực sản xuất. 

Như vậy, có thể nói, Tập đoàn này đã có công đầu trong việc đưa ra một khái niệm và đến tận bây giờ, nó vẫn là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Giữa năm sau đó, ERP nó không đơn thuần chỉ dành cho mảng sản xuất như ý định lúc đầu nữa mà mở rộng ra rất nhiều mảng khác. 

Với sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của công cụ này, việc quản lý doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở trong Tập đoàn Gartner hay các doanh nghiệp, ở thời điểm đó các cơ quan chính phủ và phi chính phủ đã biết đến và từng bước ứng dụng nó trong quản lý tổ chức.

Lịch sử phát triển

Với sự phát triển của công nghệ, đến năm 2000, ERP II xuất hiện với việc dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. Sự khác biệt của ERP II so với trước là không chỉ có doanh nghiệp, các khách hàng và đối tác trong chuỗi dây chuyền cũng được phép truy cập và xem thông tin hiện có. Như vậy, thay vì quản lý nội bộ với nhau, ERP II đã tiến thêm một bước nữa chính là hợp tác giữa các doanh nghiệp, đơn vị với nhau.

ERP hoàn thiện với công nghệ 4.0 hiện đại

ERP hoàn thiện với công nghệ 4.0 hiện đại

Hiện nay, việc ứng dụng ERP đã trở nên vô cùng phổ biến. Hơn nữa, hệ thống này cũng đã được nâng cấp với nhiều chức năng khác nhau. Nổi bật là việc quản lý đa phòng ban nhờ ERP hiệu quả hơn rất nhiều. 

Các công tác quản lý hành chính, nhân sự, kinh doanh, kho… đều được tích hợp trong một phần mềm. Điều này giảm tải rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp và tính hiệu quả thì khỏi phải bàn. Vì nó là hệ thống máy tính, phần mềm nên sai sót sẽ ít hơn so với quản lý thủ công rất nhiều.

Ngoài ra, các tập đoàn cũng có thể sử dụng hệ thống này để quản lý các công ty con. Nó có khả năng quản lý phân cấp và giám sát hoạt động kinh doanh, sản xuất, quản lý một cách hiệu quả cao nhất.

Một hệ thống ERP hoàn chỉnh bao gồm những gì?

Chắc hẳn không chỉ quan tâm Hệ thống ERP là gì mà nhiều người còn băn khoăn nó cũng những chức năng, thành phần gì để giúp hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp như vậy. Cùng chúng tôi tìm hiểu các thành phần của một giải pháp ERP hoàn chỉnh nhé. Một giải pháp ERP hoàn chỉnh là một giải pháp cần đảm bảo các mô đun chức năng sau đây.

Một ERP có mô đun hoàn chỉnh gồm rất nhiều chức năng khác nhau

Một ERP có mô đun hoàn chỉnh gồm rất nhiều chức năng khác nhau

Mô đun kế toán và tài chính

Nó giúp cho bộ phận kế toán, tài chính làm việc hiệu quả hơn. Ở giải pháp ERP toàn diện, đây là mục bắt buộc phải có. Ở mô đun này, các phần cần có như sổ cái chung; các tài khoản phải trả, tài khoản nhận được, số dư và báo cáo tài chính, chức năng quản lý tiền mặt và dự báo; ngân sách tổ chức/phòng ban/dự án…

Chức năng quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong ERP

Chức năng quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong ERP

Như vậy, ở mô đun này, các kế toán tài chính sẽ không chỉ theo dõi được các dòng tiền ra vào, mà còn xuất được các báo cáo tài chính hay quản lý tốt hơn tiền mặt. Đồng thời, chức năng dự báo cũng giúp cho các nhân sự trong phòng nhìn rõ hơn kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch.

Mô đun sản xuất và phân phối

Chức năng cơ bản thứ hai không thể thiếu trong giải pháp ERP chính là sản xuất và phân phối. Với các đơn vị kinh doanh, chức năng này vô cùng quan trọng. Thông thường, bộ phận kho cũng như bộ phận sản xuất, phân phối sẽ là bộ phận được hưởng lợi của mô đun này.

Với bộ phận kho, các nhân sự có thể theo dõi được số lượng hàng mua vào bán ra, số hàng còn tồn kho. Đồng thời, những người quản lý cũng có thể theo dõi được chất lượng sản phẩm cũng như các sản phẩm được theo dõi bởi số Lot và số Serial. Việc nhập liệu và kiểm tra nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều nếu không sử dụng phần mềm.

Trong mô đun này, việc theo dõi giao hàng hay điều phối hàng, lao động hay chi phí đầu tư, chi phí sản xuất cũng sẽ được thể hiện. Điều này hỗ trợ rất lớn cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm được diễn ra thông suốt, liền mạch và quản lý tốt hơn quá trình này.

Mô đun bán hàng

Mô đun tiếp theo chính là mô đun bán hàng. Ở chức năng này, người quản lý và cả nhân viên đều có thể làm việc nhận, tạo và giao nhận đơn hàng một cách thuần thục, chính xác hơn.

Mô đun quản trị bán hàng là một bộ phận không thể thiếu

Mô đun quản trị bán hàng là một bộ phận không thể thiếu

Nếu nhìn sơ qua, ở mô đun này sẽ khá giống với phần mềm bán hàng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhưng bản chất khi áp dụng vào ERP thì nó chỉ là một chức năng, một mô đun trong tổng thể hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp mà thôi. Người sử dụng sẽ thực hiện được các chức năng như tạo đơn hàng, xử lý đơn đặt và bán hàng trực tuyến một cách dễ dàng.

Mô đun Quản lý dịch vụ

Một mô đun khác cũng quan trọng không kém chính là quản lý dịch vụ. Nó giúp cho quá trình theo dõi và giám sát hậu mãi được thực hiện tốt hơn sau khâu bán hàng. Ở mô đun này sẽ bao gồm các chức năng liên quan đến hợp đồng, bảo hành, chi phí trọn đời sản phẩm. Các danh mục này được nhiều doanh nghiệp chú trọng để nâng cao uy tín cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Đây chỉ là các chức năng cơ bản cần phải có của hệ thống ERP. Nó áp dụng cho một đơn vị doanh nghiệp là chính. Với tập đoàn với nhiều công ty con, nhiều phòng ban hơn thì cấu trúc của ERP còn phức tạp hơn nữa. Thế nên, đây không phải là tất cả những gì có trong hệ thống. Tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô của từng doanh nghiệp, từng công ty mà có những biến tấu nhất định.

Vai trò của phần mềm quản trị ERP là gì

Không phải ngẫu nhiên mà phần mềm ERP lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và là một phần mềm không thể thiếu. Nó giúp cho doanh nghiệp vận hành trơn tru, tăng tốc sự phát triển cũng như quản lý tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Những vai trò mà ERP mang lại cho doanh nghiệp như sau:

Giúp quản trị tài chính kế toán một cách hiệu quả

Các thông tin tất tần tật về doanh nghiệp đều cần được quản lý và theo dõi giám sát chặt chẽ. Trong đó, phần tài chính kế toán được xem là cốt lõi, cần theo dõi sát sao.

Với ERP, người quản lý sẽ có một thông tin tổng hợp và đồng bộ nhất về tình hình tài chính, các chỉ số, báo cáo và đương nhiên cả những dự báo cho tương lai.

Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản trị tốt kế toán tài chính

Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản trị tốt kế toán tài chính

Hơn nữa, là một bản đồng nhất nên các phòng ban hay bộ phận khác nhau đều có một thông tin chung. Điều này hạn chế thông tin sai lệch, thiếu sự đồng nhất trong công ty, doanh nghiệp.

Một sự thật hiển nhiên là khi sử dụng phần mềm hệ thống ERP, người quản lý có thể tìm hiểu và theo dõi các chỉ số về tài chính kế toán mà không cần chờ đợi đến cuối tháng, cuối quý mới có số liệu tổng hợp. 

Các con số này cũng sẽ giúp cho người quản lý đưa ra những quyết định tốt bám sát với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn cả là nó giúp cho các nhân sự phòng kế toán tài chính giảm đi một lượng công việc thủ công rất lớn. Hơn nữa, ERP cũng có khả năng xuất các báo cáo tài chính theo những chuẩn khác nhau như chuẩn quốc tế IFRS, GAAP hay chuẩn Kế toán Việt Nam.

Giúp quản trị nguồn nhân lực tối ưu

Với một doanh nghiệp nhỏ chục người, việc quản lý nhân sự có thể nằm trong tầm tay mà chưa cần đến một phần mềm quản lý nhân sự nào cả. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn thì sao? Quản lý hàng chục người, thậm chí hàng trăm người, hàng nghìn người bằng phương pháp thủ công là điều không thể.

ERP cho phép quản lý toàn bộ nhân sự bằng phần mềm chuyên dụng. Như trên đã đề cập,  ERP có mô đun liên quan đến quản  lý nhân lực, thế nên hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm này để quản trị nhân sự tối ưu nhất. 

ERP cho phép người quản lý đánh giá được từng nhân viên cụ thể như khối lượng công việc, mức độ hoàn thành công việc được giao, thời gian làm việc… Kể cả việc chấm công hàng tháng cũng được thực hiện ở phần mềm này.

Từ những kết quả thu thập được trong quá trình làm việc của nhân viên, người quản lý nhân sự sẽ có những thông tin ban đầu, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất về nhân sự của mình, đồng thời, phân công lao động một cách hợp lý nhất. Việc theo dõi, tra soát hoàn toàn tự động sẽ giảm tải lượng công việc đi rất nhiều, đồng thời sẽ công bằng hơn rất nhiều trong đánh giá nhân viên.

Ngoài ra, một phần đáng chú ý nữa là có thể giao tiếp nội bộ nhân sự thông qua mạng nội bộ cũng là một điểm đáng chú ý mà các doanh nghiệp nên tận dụng ở phần mềm này. Nó là kênh truyền thông nội bộ vô cùng hiệu quả, giúp cho bộ phận nhân sự hiểu và giải đáp kịp thời những thắc mắc của nhân sự mình quản lý.

Tăng cường hiệu suất làm việc

Một phần mềm tự động hóa sẽ giúp cho năng suất làm việc tăng lên đáng kể. Nó loại bỏ các thao tác thủ công rườm rà, tốn kém nhân lực và thời gian.

Với ERP, hiệu suất làm việc chắc chắn được cải thiện hơn nhiều vì rất nhiều chức năng được tự động hóa. Đây là phần mềm cho phép tự động hóa tất cả các khâu, các phòng ban, từ nguyên liệu, quản lý tài chính sự cho đến khâu bán hàng, hậu mãi. Chính vì thế, chỉ một phần mềm những quản lý và giám sát rất nhiều vấn đề khác nhau.

Giảm chi phí, thời gian, nhân sự cần thiết mà vận hành được mượt mà hơn, trơn tru hơn là điều dễ nhận thấy khi đánh giá hiệu quả của ERP là gì.

Giúp quản lý hàng tồn kho

Một mô đun trong ERP chính là mô đun sản xuất và phân phối. Ở mô đun này, cho phép quản lý kho nhập các dữ liệu liên quan đến số số Lot và số Serial, số lượng sản phẩm xuất kho, tồn kho… Thông thường, các việc này nếu làm thủ công sẽ mất kha khá nhân lực và thời gian. Công ty càng lớn, chi phí dành cho công việc này càng nhiều.

Hệ thống ERP giúp quản lý hàng tồn kho

Hệ thống ERP giúp quản lý hàng tồn kho

Hơn nữa, việc quản lý hàng tồn kho thủ công sẽ rất khó kiểm soát, đặc biệt với những lô hàng lớn, những kho hàng nhiều sản phẩm. Chính vì thế với phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, các doanh nghiệp sẽ nhìn ra được các hàng vẫn tồn kho và tìm ra giải pháp nhanh chóng và kịp thời. Nhân lực và thời gian dành cho việc này cũng giảm đi đáng kể.

Khi kiểm soát được hàng hóa còn số lượng bao nhiêu, hàng hóa nằm ở kho nào hay nguyên vật liệu còn nhiều hay ít, doanh nghiệp sẽ tránh thất thoát tài nguyên không đáng có. Từ đó, việc chống lãng phí tài nguyên, hàng hóa cũng được lên phương án một cách cụ thể.

Giúp quản lý khách hàng một cách chuyên nghiệp

Phần mềm này có tính năng quản lý dịch vụ. Ở đó, sẽ lưu trữ các thông tin của khách hàng như nhân khẩu học, đã sử dụng dịch vụ gì, hợp đồng ra sao và đánh giá của sản phẩm như thế nào.

Với các doanh nghiệp, khách hàng chính là đối tượng phục vụ cao nhất. Việc nắm bắt được dịch vụ sau bán hàng sẽ giúp cho khâu hậu mãi và chăm sóc khách hàng sau bán hàng một cách tốt nhất, chu đáo và chỉn chu nhất. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin cũng như giúp quảng bá thương hiệu một cách mạnh mẽ.

Hơn thế nữa, thông tin khách hàng là một dạng tài sản. Việc quản lý tài sản này khoa học và bài bản sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp. Trước đây, ERP chỉ chú trọng vào quản lý sản xuất, nhưng ngày nay, đây là một khâu được đánh giá có vai trò không kém gì với khâu sản xuất.

Việc phát triển thêm mô đun quản lý khách hàng mang lại cho doanh nghiệp một hiệu quả không  ngờ. Các doanh nghiệp thời 4.0 cần xem xét và chú trọng hơn đến mục này trong sự phát triển của doanh nghiệp mình.

Tăng cường liên lạc nội bộ và xã hội hóa liên lạc

Vai trò cuối cùng cần phải nhắc đến của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP chính là khả năng tăng cường giao tiếp, liên lạc nội bộ và liên cơ quan. Đây được coi là kênh truyền thông cần thiết và hiệu quả, giúp giao lưu kết nối nội bộ và tương tác trong từng phòng ban hay giữa các cơ quan với nhau.

Thông tin liên lạc thuận lợi giúp cho quy trình làm việc được thông suốt và hiệu quả. Đồng thời, vì có tương tác với nhau nên việc hỗ trợ giữa các nhân viên, giữa các phòng ban cũng trở nên dễ dàng. Quan trọng hơn hết là tránh các xung đột không đáng có xảy ra khi thông tin truyền đạt không hiểu cùng một ý nghĩa.

Như vậy, có thể thấy, vai trò của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của doanh nghiệp. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp lại cần ERP đến thế.

Các phần mềm ERP thông dụng

Chúng ta vừa lý giải xong câu hỏi ERP là gì cũng như các thông tin xoay quanh phần mềm này rồi. Hãy xem trên thị trường hiện nay có những phần mềm ERP nào đang được doanh nghiệp đánh giá cao nhé.

Phần mềm OpenERP

OpenERP là cái tên đầu tiên trong danh sách phần mềm ERP tốt nhất thị trường. Phần mềm này được xây dựng với mã nguồn mở với đầy đủ các chức năng của một phần ERP đầy đủ.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp OpenERP

Phần mềm quản trị doanh nghiệp OpenERP

Các chức năng chủ yếu của OpenERP chính là quản lý bán hàng, quản lý kế toán, quản lý kho hàng, quản lý địa điểm bán hàng, quản lý dự án, nhân sự và rất nhiều chức năng khác.

Để sở hữu được phần mềm này, khách hàng cần bỏ ra chi phí khoảng 39$/tháng. Chính sách hỗ trợ của đội ngũ bán hàng phần mềm này cũng rất tốt, có hỗ trợ khách hàng thường xuyên nếu xảy ra lỗi hoặc cần xem xét lại hệ thống.

Phần mềm Openbravo

Đây là phần mềm quản trị hệ thống ERP được đông đảo doanh nghiệp sử dụng. Tính đến nay, có trên 6000 tổ chức, doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn sử dụng phần mềm này.

Ưu điểm của Openbravo nằm ở điểm tốc độ load nhanh, giao diện dễ nhìn và thao tác dễ sử dụng. Cũng là một phần mềm có mã nguồn mở, thế nên phần mềm này có thể chạy trên bất kỳ trình duyệt web nào mà không bị lỗi phát sinh.

Đặc biệt , Openbravo cung cấp cho khách hàng các gói cước sử dụng khác nhau, giúp cho khách hàng có thể linh hoạt sử dụng theo nhu cầu cũng như quy mô doanh nghiệp. Các khâu về quản lý, điều hành tổ chức, bán hàng, quản lý kho, quản lý nhân sự… đều được tích hợp một cách đầy đủ trong phần mềm này.

Với nhiều ưu điểm vượt bậc, đến nay, đây là sản phẩm vẫn thuộc top các phần mềm ERP được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trên thị trường. 

Phần mềm AMIS.VN – MISA

Amis.vn được cung cấp bởi công ty MISA, là một công ty chuyên phát triển phần mềm uy tín tại Việt Nam. Với lượng người dùng lên tới 12.000 khách hàng, chắc chắn, đây sẽ là một phần mềm không thể bỏ qua trong top phần mềm ERP.

Các chức năng cơ bản của ERP được cung cấp một cách khoa học và trực quan, dễ thao tác. Phần mềm này không chỉ giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý điều hành tổ chức trong khâu sản xuất hay nhân sự mà còn có tác dụng liên thông giữa các phòng ban một cách mạnh mẽ.

Phần mềm Amis.vn hỗ trợ mạnh mẽ doanh nghiệp

Phần mềm Amis.vn hỗ trợ mạnh mẽ doanh nghiệp

Các dữ liệu được thông từ phòng Kế toán – bán hàng cho tới nhân sự. Hơn thế nữa, việc tích hợp được các thiết bị các khác nhau cũng là ưu điểm của phần mềm này. Chỉ cần cài phần mềm vào máy tính, điện thoại di động thông minh, tab… là khách hàng có thể quản lý dữ liệu và xem được báo cáo mọi lúc mọi nơi.

Sản phẩm này phù hợp với các công ty, doanh nghiệp vừa và lớn.

Phần mềm ERP ORACLE

Phần mềm tiếp theo chính là ERP Oracle. Đây là phần mềm quản lý dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Cách quản lý này vô cùng hiện đại, giúp cho khách hàng ở bất cứ đâu cũng có thể truy cập và sử dụng một cách dễ dàng nhất. Các dữ liệu được lưu trên nền tảng điện toán đám mây cũng vô cùng an toàn.

Giải pháp của ERP Oracle phù hợp với đa dạng doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa cho tới doanh nghiệp lớn. Các khâu trong sản xuất, bán hàng hay chăm sóc hậu mãi đều được quản lý tại phần mềm này, tạo nên chuỗi cung ứng khép kín. Các chủ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi cả một quy trình chỉ trong một vài thao tác đơn giản.

Phần mềm WebERP

WebERP dành cho các công ty có quy mô vừa phải. Phần mềm chạy trên nền tảng web thuận tiện cho khách hàng sử dụng. Với mã nguồn mở, các trình duyệt hiện nay đều có thể mở được phần mềm này, từ Internet Explorer, Chrome cho tới Cốc cốc. Thế nên, khách hàng không cần lo lắng vấn đề cài đặt.

Phần mềm WebERP hoạt động trên nền tảng web

Phần mềm WebERP hoạt động trên nền tảng web

Các tính năng trong phần mềm này không thua kém gì các tính năng của các phần mềm dành cho doanh nghiệp lớn. Các chức năng cần thiết đều được tích hợp đầy đủ, giúp cho việc điều hành và quản lý doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Nó có hết các tính năng cơ bản và giao diện dễ sử dụng, nên không cần năng lực quản lý cao siêu mới hiểu được. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu phát triển thêm các công cụ và tính năng thì đơn vị này cũng sẵn sàng phục vụ khách hàng.

Phần mềm Opentaps

Nếu khách hàng là các doanh nghiệp bán hàng thương mại điện tử, quản lý tài chính và quản lý đầu tư thì phần mềm Opentaps là phần mềm dành cho bạn. Phần mềm này cô ưu điểm là gì?

Đây cũng là phần mềm mã nguồn mở, nên việc truy cập trên các nền tảng trình duyệt đều vô cùng dễ dàng. Hơn thế nữa, khách hàng còn có thể truy cập từ điện thoại thông minh do được tích hợp trên nhiều thiết bị thông minh khác nhau.

Opentaps là phần mềm hỗ trợ rất tốt cho các đơn vị bán hàng lẻ hoặc các đơn vị cung cấp sản phẩm chuyên dụng. Ưu điểm vượt bậc của nó chính là tăng cường các chiến dịch tiếp thị một cách hiệu quả.

Hiện nay, giá bán của Opentaps là 600$ trên năm và yêu cầu phải có ít nhất 10 người sử dụng.

Phần mềm Dolibarr

Nếu không có chi phí đầu tư mua các ERP có phí từ nhà sản xuất, thì một giải pháp khả thi dành cho các đơn vị chính là phần mềm Dolibarr. Đây là phần mềm có mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí và không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp nữa.

Dolibarr là phần mềm miễn phí cho doanh nghiệp

Dolibarr là phần mềm miễn phí cho doanh nghiệp

Sản phẩm này có thể sử dụng như một chương trình độc lập ở một máy tính hoặc máy chủ, cũng có thể sử dụng trực tuyến thông qua một máy chủ nào đó. Dù là miễn phí, nhưng nhà sản xuất vẫn liên tục chỉnh sửa và cập nhật thêm các tính năng. Thế nên, hiện nay, nó vẫn là phần mềm ưu việt và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong ERP là gì cũng như các thông tin liên quan đến phần mềm quản trị doanh nghiệp này. Có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm khác nhau trên thị trường cho các doanh nghiệp lựa chọn. Tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô cũng như yêu cầu tính năng của từng doanh nghiệp mà sử dụng phần mềm nào hiệu quả nhất.

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger