Kế hoạch kinh doanh là gì? Một vài thông tin bạn cần biết

Một bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp? Bản kế hoạch kinh doanh là gì? Nếu bạn chưa hiểu rõ về những điều này, hãy tham khảo thêm thông tin sau đây để áp dụng vào thực tế cũng như có thêm những kiến […]

#
Tác Giả Sunoffice
Tác giả

Tác Giả Sunoffice

Một bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp? Bản kế hoạch kinh doanh là gì? Nếu bạn chưa hiểu rõ về những điều này, hãy tham khảo thêm thông tin sau đây để áp dụng vào thực tế cũng như có thêm những kiến thức bổ ích nhất. 

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh chính là một bản kế hoạch với đầy đủ các thông tin mô tả toàn bộ quá trình kinh doanh của mọt trong nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này đánh giá việc kinh doanh có hiệu quả hay không và tìm kiếm những triển vọng khác để doanh nghiệp có thể phát triển và thành công hơn nữa trong tương lai. 

Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

Vai trò của kế hoạch kinh doanh

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đầu tiên doanh nghiệp đó cần phải tìm ra định hướng chính xác. Và để làm được điều đó, một bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp định hướng cũng như nắm bắt được tình hình hiện tại một cách tốt nhất. Đây chính là một công cụ quản lý vô cùng hữu hiệu của doanh nghiệp. 

Đồng thời, kế hoạch cũng chính là trọng tâm để giúp các doanh nghiệp xác định chính xác mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của công ty,… Kế hoạch kinh doanh dù có những sai sót nhưng vẫn thực sự cần thiết. Đây chính là trọng tâm của việc kinh doanh và cũng là thước đo cho kết quả của hoạt động kinh doanh. 

Trong việc kinh doanh, nếu không có bất cứ một kế hoạch nào được hình thành trong phút khởi đầu, người làm ăn sẽ không thể đưa ra các giải pháp phục hồi hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ là nền tảng tốt nhất để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu thực tế. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng bản kế hoạch này để vay vốn cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất. 

Vai trò quan trọng của bản kế hoạch

Vai trò quan trọng của bản kế hoạch

Nguyên tắc khi xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh

Một số nguyên tắc cần nắm khi xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: 

  • Xác định được mục tiêu và kế quả cần đạt được trong công việc kinh doanh. 
  • Đánh giá chung về tình hình, kiểm tra tình trạng của doanh nghiệp, sau đó tạo dựng niềm tin, phải nắm bắt và hiểu rõ được văn hoá của công ty. Cần thực hiện và đeo bám một cách quyết liệt để có thể sớm hoàn thành tiến độ một cách nhanh chóng. 
  • Nên đối chiếu với bản kế hoạch doanh nghiệp trong một tháng. Khi thực hiện phân tích kết quả, bạn có thể điều chỉnh và nâng lên cao hơn cho những lần sau để có thể nâng cao khả năng nắm bắt thực tế một cách tốt nhất. 
  • Câu văn trong bản kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn, súc tích, không sử dụng các ngôn ngữ kỳ lạ hoặc ngôn từ địa phương. Đồng thời, không nên cường điệu hóa mọi vấn đề, cần loại bỏ đi những câu văn bị trùng lặp. Nội dung bản kế hoạch cần được chỉnh sửa một cách tỉ mỉ, không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp xuất hiện. 
  • Tránh việc để lợi nhuận mục tiêu quá cao, hoặc một kế hoạch tài chính không hoàn thiện hay bản kế hoạch không có mục tiêu cụ thể. Không nên đánh giá sai tiềm năng của thị trường, không đề ra một viễn cảnh quá lớn khi chưa rõ cơ được cơ chế phân phối cũng như năng lực của doanh nghiệp. 
  • Chú trọng hơn vào mục tóm tắt, một trong những phần cực kỳ quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh. 
Các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh

Các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần phải thực hiện qua nhiều bước khác nhau. Cụ thể, các bước lập một bản kế hoạch đầy đủ nhất như sau:

Lên ý tưởng kinh doanh

Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ là nền tảng để giúp bạn xây dựng một kế hoạch đúng đắn. Một ý tưởng tốt cần đảm bảo các yếu tố sau: cơ hội, tính khả thi của kế hoạch, nhu cầu của thị trường cùng với sự khác biệt. Những ý tưởng tưởng chừng điên rồ nhưng cũng có khả năng mang đến thành công hơn cả mong đợi. 

Mục tiêu kinh doanh 

Trong bất cứ bản kế hoạch kinh doanh nào cũng cần phải đề ra một mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai. Câu hỏi được đặt ra lúc này là bạn sẽ đạt được những gì sau khi chiến dịch này hoàn thành. Phương thức đo lường những kết quả đạt được là gì? Sau khoảng bao lâu thì mục tiêu đó sẽ đạt được?

Xác định đúng mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến

Xác định đúng mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến

Nghiên cứu thị trường

Bạn cần phải nắm bắt được điểm yếu cũng như điểm mạnh của đối thủ để giúp doanh nghiệp của mình có thể chủ động hơn trong tất cả tình huống. Những yếu tố mà bạn cần tìm hiểu gồm có: Nguồn lực khách hàng, nhu cầu của thị trường, những đơn vị đã thành công và lý do mà họ đã đạt được sự thành công đó.

Nhận thức về điểm mạnh – khả năng các rủi ro

Doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng khả năng của mình có thể đi được đến đâu trong chiến lược được đặt ra. Từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp nhất. 

Xây dựng mô hình kinh doanh

Theo luật doanh nghiệp được ban hành vào năm 2005, những người làm kinh doanh cần phải lựa chọn một trong những hình thức sau: Doanh nghiệp tư nhân, hình thức Công ty hợp danh, Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần và hộ kinh doanh. 

Xây dựng kế hoạch Marketing

Một chiến lược Marketing tốt sẽ giúp bạn mang về được một lượng khách hàng cố định, đồng thời giữ chân họ. Đây là cách tốt nhất để biến họ thành những vị khách trung thành với mặt hàng của bạn. 

Xây dựng kế hoạch Marketing

Xây dựng kế hoạch Marketing

Sản phẩm của bạn dù có tốt đến đâu nhưng nếu không có một chiến lược Marketing tốt thì sẽ không ai biết đến và sử dụng chúng. Và tất nhiên, một chiến lược Marketing được xây dựng hoàn hảo sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. 

Có tất cả ba nguyên tắc mà bạn cần phải tuân thủ trước khi xây dựng một kế hoạch Marketing gồm có: Segment (Phân loại khách hành), nguyên tắc Target (lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu) và nguyên tắc Position (Định vị thương hiệu doanh nghiệp).

Kế hoạch quản lý nhân sự

Cơ chế quản lý nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm quản lý con người lẫn kỹ năng làm việc. Công việc trong doanh nghiệp cần được phân bổ một cách rõ ràng và phù hợp với năng lực của từng người. 

Trong những buổi họp về báo cáo kết quả kinh doanh cũng như tình hình công việc là điều thực sự cần thiết. Bạn cần tăng cường thêm những kế hoạch đào tạo cũng như phát triển năng lực nhân viên nếu cần thiết. 

Kế hoạch tài chính

Một kế hoạch tài chính cần được xây dựng cụ thể và thật rõ ràng. Nguồn tài chính cần được sử dụng như thế nào cho bản kế hoạch được xây dựng là câu hỏi mà bạn cần phải giải quyết lúc này. 

Thực hiện kế hoạch

Để thực hiện việc kinh doanh cần được lên kế hoạch một cách rõ ràng và chi tiết. Mục đích của bản kế hoạch sẽ đạt được thông qua những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong một bản chiến lược sẽ luôn tồn tại các công việc cần phải được ưu tiên thực hiện. Đồng thời, bạn cũng cần phải xác định được thời hạn cần đạt được cho những hoạt động này. 

Bản kế hoạch cần phải chia ra khoảng thời gian để giải quyết các lỗi phát sinh trong khi thực hiện bản kế hoạch này. Nhất định không được quên bổ sung vào trong kế hoạch kinh doanh nếu bạn cảm thấy những điều còn thiếu sót. 

Thực hiện và triển khai kế hoạch

Thực hiện và triển khai kế hoạch

Mẫu kế hoạch kinh doanh

Một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một vài bản mẫu sau đây:

Mẫu kế hoạch kinh doanh tháng

Bản mẫu kế hoạch kinh doanh tháng là bản kế hoạch được sử dụng trong một tháng cụ thể nào đó. Bản kế hoạch này được lập ra cũng có đầy đủ các yếu tố như một kế hoạch kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp (chỉ khác về thời hạn thực hiện). Tất nhiên, mục tiêu đạt được của bản kế hoạch kinh doanh tháng phải nhỏ hơn rất nhiều và nằm trong khả năng của doanh nghiệp. 

Mẫu kế hoạch kinh doanh cá nhân

Một bản mẫu kế hoạch kinh doanh cá nhân cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Giới thiệu chung (Thông tin cá nhân của người lên kế hoạch kinh doanh)
  • Tóm tắt kinh doanh (Đối tượng, doanh thu, lợi nhuận,…)
  • Các sản phẩm và dịch vụ (Giới thiệu chi tiết về sản phẩm, so sánh sự cạnh tranh, chiến lược quảng cáo,…)
  • Phân tích thị trường (Bao gồm: Tóm tắt, phân đoạn thị trường,…)
  • Chiến lược và thực hiện (Tóm tắt, chiến lược Marketing, thị trường mục tiêu,…)
  • Quản lý (Tóm tắt, cơ cấu tổ chức, nhóm quản lý,…)
  • Nguồn vốn (Số vốn, lợi nhuận, cách thức huy động vốn)
Tham khảo mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Tham khảo mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh

Bản mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh được sử dụng với mục đích tổng kết lại hiệu quả chiến lược mà doanh nghiệp đã thực hiện. Thông qua bản báo cáo này, doanh nghiệp sẽ đáng giá được chiến lược mình thực hiện có hiệu quả hay không, cần thay đổi ở những chỗ nào và có phần nào còn chưa ổn. 

Sau tất cả các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp đều cần có một bản báo cáo để tổng kết lại những gì mình đã làm và chưa làm được trong suốt thời gian đó. Để từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra được những kinh nghiệm cũng như bài học quý báu cho chính mình. 

Với những thông tin về kế hoạch kinh doanh được cập nhật ở trên, hy vọng bạn có thể bổ sung thêm cho mình những kiến thức thú vị. Nhất định phải nhớ rằng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một bản kinh doanh hoàn chỉnh để định hướng mục tiêu của mình trong tương lai.

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger