Tìm hiểu về kính Low-E trong tòa văn phòng

Kính được xem là nguồn vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng hiện đại. Nhằm phát huy ưu điểm vượt trội nên kính được chế tác thành nhiều dòng khác nhau. Kính Low-E cũng không ngoại lệ bởi khả năng gia tăng cấu trúc bền vững và giá trị thẩm mỹ cho […]

#
Tác Giả Sunoffice
Tác giả

Tác Giả Sunoffice

Kính được xem là nguồn vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng hiện đại. Nhằm phát huy ưu điểm vượt trội nên kính được chế tác thành nhiều dòng khác nhau. Kính Low-E cũng không ngoại lệ bởi khả năng gia tăng cấu trúc bền vững và giá trị thẩm mỹ cho công trình. Vậy vật liệu này là gì? Kính Low-E có đặc điểm như thế nào và được ứng dụng ra sao trong đời sống hiện nay? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây! 

Bạn có biết: Kính Low-E là gì?

Dòng vật liệu kính Low-E được viết tắt từ tên gọi đầy đủ là Low-Energy, tức là kính tản nhiệt hoặc kính có độ bức xạ thấp. Low-E được nhận xét là một trong những dòng kính thông minh góp phần nâng tầm kiến trúc công trình hiện nay.

Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một hợp chất đặc biệt

Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một hợp chất đặc biệt

Cấu tạo chung của kính Low-E

Kính Low-E có cấu tạo gồm hai lớp kính và hình thành khoảng không khí nhỏ ở giữa. Bề mặt vật liệu được tráng phủ một loại hợp chất vô cùng đặc biệt. Tác dụng của hợp chất này nhằm giảm bớt khả năng phát xạ nhiệt lượng. Do đó mà kính Low-E có đặc điểm hạn chế khả năng phân tán và hấp thụ nhiệt lượng rất tốt.  

Dựa vào tính năng phản xạ ánh mặt trời hiệu quả mà kính trở thành vật liệu được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường. Lắp đặt kính bề ngoài giúp công trình bên trong duy trì nhiệt độ ổn định. Kèm theo đó là khả năng cách âm, hạn chế tiếng ồn và gia tăng độ sáng cho không gian. 

Tính chất và công dụng của kính

Kính cản nhiệt Low-E phát huy tốt công dụng vào cả mùa hè và mùa đông

Kính cản nhiệt Low-E phát huy tốt công dụng vào cả mùa hè và mùa đông

So với các loại kính khác trên thị trường, Low-E sở hữu hiệu suất cắt giảm nhiệt lượng mặt trời cực cao. Khả năng hạn chế đến 60% sức nóng bên ngoài giúp không gian bên trong công trình mát mẻ và ổn định. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết bên ngoài giá lạnh cũng không thể làm ảnh hưởng đến độ ấm bên trong công trình. Lớp kính ngăn chặn nhiệt lượng tỏa ra từ lò sưởi thoát ra bên ngoài. 

Mặc dù Việt Nam là một quốc gia có nhiệt độ chênh lệch không cao nhưng việc tận dụng nguồn kính Low-E vẫn rất phù hợp. Dòng vật liệu tiên tiến kiểm soát năng lượng mặt trời chuyển hóa thành năng lượng điện trong các công trình nhà ở thông minh. Đặc tính của lớp phủ mỏng như kính hiển vi và trong suốt. Bổ sung thêm tính chất phản xạ nhiệt độ trở thành ưu điểm nổi bậc của dòng vật liệu này.  

Kính cao cấp Low-E có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các dòng vật liệu khác

Kính cao cấp Low-E có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các dòng vật liệu khác

Bề mặt tráng phủ bên ngoài Low-E có tác dụng chống bức xạ từ tia UV. Để phủ đều bề mặt kính trong trạng thái nóng chảy cần sử dụng đến kỹ thuật phủ trực tuyến. Điều này nhằm ngăn chặn bức xạ hồng ngoại ảnh hưởng đến không gian bên trong. Lớp phủ ngoại tuyến còn được tận dụng trong không gian hiếm khí hoặc chân không. Nhờ vào tính chất đặc biệt trên mà kinh Low-E còn được gọi với một cái tên vật lý khác là kính chọn lọc quang phổ. 

Độ dày của kính Low-E

Dòng kính Low-E ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến từ Châu Âu. Cụ thể hơn, tiền thân đơn vị cung cấp dây chuyền sản xuất vật liệu kính cao cấp Low-E đến từ quốc gia Cộng hòa Liên Bang Đức. Vật liệu kính sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội thông qua quá trình kiểm duyệt và chứng nhận quốc tế. Low-E được xem là dòng vật liệu thông minh góp phần gia tăng tính hiện đại cho cuộc sống. 

Kính tản nhiệt Low-E được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau

Kính tản nhiệt Low-E được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau

Kính Low-E nổi tiếng trên thị trưởng bởi khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiều loại công trình. Trong đó bao gồm các loại kính có độ dày như 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 12mm. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản của vật liệu mà khách hàng nên quan tâm: 

  • Hệ số truyền sáng: dao động từ 68% đến 70%
  • Độ truyền quang tia UV: thấp hơn 23%
  • Hệ số hấp thụ mặt trời: thay đổi từ 43% đến 52%
  • Độ truyền năng lượng mặt trời: thấp hơn 48%
  • Hệ số U – value: thấp hơn 1.4 W/m2.K
  • Màu sắc kính Low-E: trung tính
  • Phân phối kích thước: 2250mm x 3210mm; 2250mm x 3553mm; 2550mm x 3210mm; 2550mm x 3553mm

Kính Low-E mang đặc điểm của kính phản quang nên xuất hiện tình trạng xử lý nhiệt thông qua màu sắc. Vật liệu mang màu cơ bản là nâu xám và có thể ghép màu với các loại kính khác. Tuy nhiên, người dùng không nên bố trí các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với kính như rèm, màn che, đồ đạc. 

Điều này có tác động cản trở khả năng khuếch tán và tản nhiệt độ bởi thiếu khoảng trống bề mặt. Nếu bố trí kính trong không gian có hệ thống máy điều hòa cần tránh luồng gió phát ra từ thiết bị thổi vào mặt kính. 

Tiêu chuẩn kính Low-E

Dòng vật liệu Low-E sở hữu các ích lợi nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng và nâng cao chất lượng công trình. Do khả năng ứng dụng rộng rãi nên kính Low-E được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau

Các chỉ tiêu quang học và bức xạ của kính Low-E

Các chỉ tiêu quang học và bức xạ của kính Low-E

Phân loại dựa trên số lớp kính Low-E

Kính hộp Low-E 2 lớp: Cơ sở hình thành sản phẩm gồm có hai lớp kính ghép lại với nhau. Có thể hình dung mô hình mặt kính được tạo thành từ lớp kính Low-E màu trắng mặt ngoài, lớp khí argon hoặc chân không ở giữa. Lớp cuối cùng nằm ở mặt còn lại là kính Low-E. 

Kính Low-E 3 lớp: Dựa trên kính Low-E 2 lớp được bổ sung thêm một lớp bề mặt nữa để tạo thành lớp thứ 3. Như vậy tổng thể cấu trúc kính 3 lớp gồm có: kính trắng, chân không hoặc khí argon ở lớp đầu tiên. Tiếp tục lớp thứ 2 cũng có kính trắng, chân không hoặc khí argon. Cuối cùng là kính Low-E bên ngoài nhằm nâng cao khả năng cách âm và cách nhiệt cho vật liệu. 

Một số chỉ tiêu khác liên quan đến cách sử dụng kính tản nhiệt Low-E

Một số chỉ tiêu khác liên quan đến cách sử dụng kính tản nhiệt Low-E

Phân loại dựa trên cấu tạo bề mặt phủ

Low- E phản nhiệt được phân loại đa dạng dựa vào đặc điểm và công dụng của vật liệu. Cách tổng hợp các ưu điểm sản xuất sẽ giúp khách hàng nhận diện vật liệu theo hai dạng như sau: 

Kính phủ cứng Low- E 

Cấu tạo kính được tráng phủ một lớp hợp chất nhằm kiểm soát năng lượng mặt trời hiệu quả. Áp dụng công nghệ phủ cứng, tức là nhiệt luyện để tạo ra dòng vật liệu này. Bề mặt bao phủ kính phủ cứng có đặc điểm thụ động thông qua quy trình nhiệt phân. Kết hợp cùng dây chuyền sản xuất nổi nhằm liên kết cấu trúc toàn bộ kính. 

Công dụng tiêu biểu của kính phủ cứng Low – E là độ phản chiếu ánh sáng chỉ đạt tầm trung. Nhưng bù lại kính sở hữu mức độ thấu quang đạt mức tối đa. Vật liệu có kết cấu bền vững phù hợp với nhiều dạng công trình, kể cả thiết kế đặc biệt. Bề mặt phù cứng vĩnh viễn giúp quá trình thi công dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, kính Low-E phủ cứng có giá cả tương đối cạnh tranh nên được tận dụng rộng rãi trong cuộc sống. Dựa vào nhu cầu lắp đặt mà khách hàng có thể lựa chọn đa dạng chủng loại, màu sắc, kích cỡ kính khác nhau. 

Một số điểm khác biệt của kính phủ cứng và kính phủ mềm Low-E

Một số điểm khác biệt của kính phủ cứng và kính phủ mềm Low-E

Kính phủ mềm Low-E

Không giống như kính phủ cứng, kính Low-E phủ mềm sở hữu bề mặt hợp chất điện giải chân không. Đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát nhiệt lượng vô cùng tốt. Thông qua quy trình lắng đọng, tích tụ hơi để sản xuất lớp phủ mềm có độ bền vững cao. Bề mặt bao phủ kính Low-E còn được gọi là lớp phủ Low-E kiểm soát năng lượng mặt trời. Tính chất của lớp bề mặt mềm mại bởi lớp lông nên có độ phản xạ thấp hơn kính Low-E phủ cứng. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát nhiệt lượng môi trường vẫn đạt mức tối đa. 

Công dụng đặc biệt của dòng kính Low-E phủ mềm chính là độ phản chiếu ánh sáng tốt. Màu sắc vật liệu đa dạng đáp ứng nhu cầu trưng dụng trên nhiều loại mô hình khác nhau. Giá thành cũng là một ưu thế vượt trội của sản phẩm này. Tuy nhiên, kính Low-E phủ mềm lại tồn tại một nhược điểm đáng kể là khả năng dễ trầy xước. Người thi công không thể trực tiếp tô uốn vật liệu. 

Tiêu chuẩn cơ bản của kính Low – E trong xây dựng

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu cửa trung tâm Kinh Vitro, chúng ta có thể tìm hiểu một số tiêu chuẩn dùng để xác định chất lượng kính Low – E như sau: 

  • Hệ số hấp thu năng lượng mặt trời (gọi tắt SHGC): Biểu thị khả năng hấp thụ nhiệt qua công trình được lắp đặt kính cản nhiệt Low-E. 
  • Hệ số truyền nhiệt U – Value: Biểu thị giá trị đánh giá dựa trên mức độ mất nhiệt trong môi trường được kính bao phủ. 
  • Độ truyền sáng nhìn thấy được (gọi tắt VLT): Thể hiện giá trị thước đo ánh sáng nhìn thấy sau khi chiếu qua kính Low-E.
  • Độ truyền năng lượng mặt trời: Thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa công trình lắp kính và độ truyền sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được. 
Thông số kỹ thuật của lớp kính Low-E được sử dụng tại khu vực nhiệt đới

Thông số kỹ thuật của lớp kính Low-E được sử dụng tại khu vực nhiệt đới

Quy trình sản xuất kính Low-E

Kính Low-E cũng như các sản phẩm kính phản quang, kính solar control được đánh giá cao về tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng cho các công trình hiện đại. Dưới đây trình bày quy trình sản xuất dòng vật liệu thông minh này: 

Dòng kính Low-E thụ động được tráng phủ bởi lớp Metalic siêu mỏng

Có thể bổ sung một hoặc nhiều lớp tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng từ phía khách hàng. Kèm theo đó là lớp Bạc (Ag) có tác dụng hạn chế hoạt động truyền nhiệt thông qua bề mặt kính. Đây cũng chính là hệ số U – Value rất quan trọng đối với các quốc gia có điều kiện khí hậu lạnh giá và khắc nghiệt. 

Kính Low-E dẫn đầu xu hướng vật liệu thông minh và hiện đại hiện nay

Kính Low-E dẫn đầu xu hướng vật liệu thông minh và hiện đại hiện nay

Lớp Bạc ngăn cản sự truyền nhiệt từ môi trường bên trong công trình ra bên ngoài. 

Tại một số quốc gia châu Âu lựa chọn phương pháp sản xuất từ một đến hai lớp Bạc (Ag) nhằm gia tăng độ phủ lên từ sáu đến bảy lớp. Điều này giúp giảm hệ số U – Value xuống mức thấp nhất. Để dễ hình dung về lớp Bạc (Ag) này nơi, chúng ta có thể nhìn vào bên trong ruột phích nước bình thủy. Chính lớp Bạc này đã giúp nhiệt bị duy trì nhiệt độ cho dòng nước chứa bên trong ổn định trong nhiều giờ đồng hồ. 

Đối với dòng kính Low-E kiểm soát năng lượng mặt trời thì được tráng phủ từ hai đến năm lớp Metalic tùy loại. 

Các sản phẩm kính Solar-E đang được bày bán trên thị trường Việt Nam cũng ứng dụng công nghệ sản xuất này. Tuy nhiên, kính cản nhiệt Low-E sẽ không dùng đến chất liệu Bạc (Ag) để tránh khả năng hấp thu nhiệt bên trong ngôi nhà. Đặc biệt là những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến máy lạnh không thể hoạt động hiệu quả. 

Quy trình sản xuất kính Low-E áp dụng nhiều phương pháp đặc biệt

Quy trình sản xuất kính Low-E áp dụng nhiều phương pháp đặc biệt

Công nghệ nhiệt phân kính được gọi là phủ cứng kính Low-E. 

Quá trình sản xuất gồm các giai đoạn chính như nung nóng đến điểm nóng chảy rồi tiếp tục phun phủ lớp Metalic siêu mỏng lên bề mặt kính. Các điện tử thấp có khả năng thẩm thấu vào bề mặt kính với một độ sâu  nhất định. Quá trình sản xuất này có ưu điểm giúp lớp Low-E bám dính chắc chắn trên bề mặt kính. Do đó mà kính rất bền và không bị trầy xước do tác động ngoại lực bên ngoài. 

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như khả năng mất kiểm soát chiều sâu điện tử thấp. Mật độ các điện tử phân bố không đồng đều khiến màu sắc kính không ổn định. Do vậy mà các nhà sản xuất thường áp dụng phương pháp này đối với các dòng kính phối màu. 

Phương pháp phủ lớp điện tử thấp được gọi là phủ mềm kính Low-E

Tráng phủ bề mặt bên ngoài là lớp Metalic siêu mỏng nhờ vào công nghệ điện giải trong môi trường chân không. Khi áp dụng quy trình này, nhà sản xuất có thể quản lý độ dày của các lớp điện tử thấp. 

Đồng thời còn khắc phục nhược điểm của phương pháp nhiệt phân phủ cứng. Mật độ điện tử thấp phân bố đồng đều giúp lớp kính phân tách rõ ràng hơn. Tuy nhiên, kính Low-E phủ mềm khá khó vận chuyển bởi bề mặt dễ bị trầy xước. 

Tại sao kính Low-E được tòa văn phòng ưu tiên?

Vật liệu kính Low-E được ứng dụng rộng rãi trong các tòa nhà văn phòng hiện nay. Dòng kính tiết kiệm năng lượng thu hút các nhà đầu tư chú trọng phát triển tại các tòa cao ốc hiện đại. 

Không qua khả năng kiểm soát năng lượng mặt trời truyền qua lớp kính với các lớp vật liệu vô cơ có kích thước nano trên bề mặt. Lớp phủ bề mặt nhằm ngăn chặn hiệu quả các tia bức xạ mặt trời và tạo nên màu sắc phản quang rất tốt. 

Đối với những người thường xuyên làm việc trong văn phòng thường thiếu thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Thiết kế kính Low-E văn phòng giúp không gian hấp thụ ánh sáng tự nhiên có chọn lọc. 

Toàn bộ không gian trưng dụng nguồn sáng tích cực sẽ có tác dụng nâng cao hiệu suất làm việc. Đây cũng là một ưu điểm tuyệt vời cần đề cập đến khi nhà đầu tư băn khoăn có nên sử dụng kính Low-E để xây dựng văn phòng không. 

Nhiều tòa nhà văn phòng tại Việt Nam đã ưu tiên sử dụng kính Low-E

Nhiều tòa nhà văn phòng tại Việt Nam đã ưu tiên sử dụng kính Low-E

Bên cạnh đó, việc xây dựng văn phòng còn phải ưu tiên đặc điểm hạn chế truyền nhiệt giữa môi trường bên trong ra bên ngoài. Kính Low-E chính là lựa chọn tuyệt vời đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng này. Hệ số hấp thụ nhiệt nhỏ từ kính cản nhiệt Low-E có tác dụng năng cản phần lớn năng lượng nhiệt truyền từ mặt trời trực tiếp đến vách kính. 

Dòng kính Low-E góp phần bảo vệ môi trường và mang đến các lợi ích an toàn bên trong công trình. Nguyên liệu được các chuyên gia đánh giá tích cực về độ cao cấp và tính ứng dụng linh hoạt. Đặc biệt công trình trưng dụng kính Low-E sở hữu độ thẩm mỹ vượt trội so với các dòng vật liệu bình dân khác. 

Tường kính nâng tầm công trình lên tầm cao mới

Tường kính nâng tầm công trình lên tầm cao mới

Cụ thể thì kính tiết kiệm năng lượng hoàn toàn có thể thay thế các bức tường vách vôi vữa, vách ngăn xuất hiện phổ biến tại nơi làm việc công sở. Nhờ đó tăng tăng diện tích sử dụng và cảm giác rộng rãi trong không gian. Lớp kính trong không giới hạn tầm nhìn để người sử dụng nắm bắt toàn bộ khung cảnh bên ngoài.  Kính cản nhiệt Low-E xứng tầm phát triển đô thị đẳng cấp, vững mạnh đạt chuẩn quốc tế. 

Công trình tòa nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng sử dụng kính Low-E có khả năng tiết kiệm chi phí điện năng. Tối ưu khả năng hoạt động của hệ thống điều hòa không khí hoặc hệ thống sưởi ấm. Điều này nói lên lợi ích tuyệt vời giúp chủ đầu tư công trình hóa giải bài toán tiêu hao điện năng “khổng lồ” từ các công trình tòa nhà văn phòng. Đồng thời, dòng vật liệu còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. 

Kính Low-E sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội nhằm tiết kiệm năng lượng. Low-E phủ cứng hoặc phủ mềm hứa hẹn sẽ trở thành dòng vật liệu cao cấp thay thế cho những vật liệu thông thường. Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc tất cả thông tin về chất liệu kính Low-E trong lĩnh vực kiến trúc hiện đại. Hy vọng chia sẻ hữu ích đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về vật liệu này. 

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger