Luật kinh doanh bất động sản những điều bạn cần biết

Bất động sản được biết đến là loại tài sản có giá trị lớn. Do đó, Nhà nước ta cần phải đặt ra khung pháp lý chặt chẽ để quản lý cũng như đảm bảo sự an toàn cho những giao dịch liên quan đến bất động sản. Như vậy, luật kinh doanh bất động […]

#
Tác Giả Sunoffice
Tác giả

Tác Giả Sunoffice

Bất động sản được biết đến là loại tài sản có giá trị lớn. Do đó, Nhà nước ta cần phải đặt ra khung pháp lý chặt chẽ để quản lý cũng như đảm bảo sự an toàn cho những giao dịch liên quan đến bất động sản. Như vậy, luật kinh doanh bất động sản của Nhà nước ta như thế nào? Hãy cùng SunOffice giải đáp thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

 

Luật kinh doanh bất động sản là gì? 

Luật kinh doanh bất động sản là gì?

Luật kinh doanh bất động sản là gì?

Luật kinh doanh bất động sản 2014

Khái niệm

Trước khi tìm hiểu về luật kinh doanh bất động sản, trước hết ta cần phải nắm rõ về khái niệm bất động sản. Đây là một thuật ngữ pháp luật, bao gồm đất đai cũng như những gì liên quan trực tiếp, không thể tách rời đối với mảnh đất đó. Như vậy, bất động sản chính là nhà cửa, các loại kiến trúc phía trên cũng như bên dưới mặt đất.

Kinh doanh bất động sản chính là những việc nhằm đầu tư vốn với mục đích thực hiện các hoạt động xây dựng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê,… trên bất động sản. Nói chung, những hoạt động được thực hiện với tài sản là bất động sản nhằm mục đích sinh lợi nhuận sẽ được coi là kinh doanh bất động sản. Theo đó, luật kinh doanh bất động sản là công cụ để quản lý những hoạt động trên.

Đối tượng áp dụng

  • Những cá nhân và tổ chức thực hiện kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
  • Những cơ quan, cá nhân và tổ chức có liên quan tới việc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

Nguyên tắc áp dụng

  • Bình đẳng trước pháp luật
  • Được tự do thỏa thuận kinh doanh bất động trên dựa trên cơ sở tôn trọng quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên
  • Bất động sản được kinh doanh  cần đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
  • Quá trình thực hiện kinh doanh đảm bảo tính trung thực, minh bạch và công khai
  • Tổ chức và cá nhân được quyền kinh doanh bất động sản ở những khu vực nằm ngoài phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia, cũng như những kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Các nguyên tắc trong quá trình hoạt động kinh doanh bất động sản

Các nguyên tắc trong quá trình hoạt động kinh doanh bất động sản

Điều kiện của bất động sản khi đưa vào kinh doanh

Đối với đối tượng bất động sản là nhà hay công trình xây dựng, thì cần đảm bảo các điều kiện bao gồm:

  • Nhà hoặc công trình xây dựng được đăng ký quyền sở hữu tại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với nhà hoặc công trình xây dựng đã có sẵn trong những dự án đầu tư kinh doanh thì chỉ cần đáp ứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo như quy định của luật đất đai.
  • Bất động sản không có tranh chấp về quyền sở hữu.
  • Không là tài sản bị kê biên đảm bảo cho việc thi hành án.

Đối với đối tượng bất động sản là những loại đất được phép kinh doanh về quyền sử dụng đất thì cần đảm bảo các điều kiện bao gồm:

  • Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
  • Quyền sử dụng đất không bị tranh chấp
  • Không bị kê biên đảm bảo cho việc thi hành án
  • Đang trong thời hạn sử dụng.

Luật kinh doanh bất động sản 2015

Về cơ bản thì luật kinh doanh bất động sản của năm 2015 vẫn áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản 2014 để điều chỉnh các mối quan hệ kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, vào năm 2015 Nhà nước đã ban hành hai nghị định mới là Nghị định 76/2015/NĐ-CP và Nghị định 117/2015/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết một số điều luật cụ thể liên quan. Theo đó, việc áp dụng luật cần được chú ý và đảm bảo đúng như những gì mà hai nghị định trên quy định.

Luật kinh doanh bất động sản 2018

Đối với luật kinh doanh bất động sản 2018, có một số đặc điểm đáng lưu ý bao gồm:

  • Việc kinh doanh bất động sản cần có vốn 20 tỷ đồng
  • Người nước ngoài mua nhà Việt Nam có những điều kiện chi tiết, chặt chẽ cần được đảm bảo.
  • Các đối tượng chưa được cấp sổ đỏ thì khi bán bất động sản, chỉ được thu tối đa 95% tiền nhà
  • Tối thiểu là 25m2 đối với nhà ở xã hội
  • Khi muốn bán nhà được hình thành trong tương lai, cần được ngân hàng bảo lãnh tài sản.
  • Khi chuyển nhượng nhà chưa có sổ đỏ sẽ bị phạt lên đến 300 triệu đồng.

Luật kinh doanh bất động sản mới nhất

Luật kinh doanh bất động sản mới nhất vẫn căn cứ vào Luật Kinh doanh bất động sản 2014 làm cơ sở pháp lý và chịu sự điều chỉnh của luật này. Một số điểm mới nổi bật cần được quan tâm sẽ được Sun Office giới thiệu đến bạn tại phần sau của bài viết.

Nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản

Từ lúc ban hành Luật Kinh doanh bất động sản 2006 tới nay, Nhà nước ta đã có nhiều Nghị định, thông tư cũng như văn bản hướng dẫn chi tiết liên quan. Tuy nhiên, hiện nay, có hai Nghị định có hiệu lực áp dụng đối với Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:

Nghị định số 76/2015/NĐ-CP: Đây là Nghị định nhằm quy định và hướng dẫn chi tiết một số điều luật của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Nghị định số 117/2015/NĐ-CP: Đây là Nghị định liên quan đến việc xây dựng, quản lý cũng như sử dụng các hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản ở nước ta.

Nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản

Nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản

Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi

Việc kinh doanh bất động sản vẫn đang chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Tuy nhiên, có một số điểm nổi bật bạn cần lưu ý như sau:

Điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản

  • Là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Theo đó, nếu các cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh bất động sản sẽ cần phải thành lập nên doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Đối với các tổ chức hay cá nhân, hộ gia đình,… chỉ bán hay cho thuê, cho mua bất động sản quy mô nhỏ thì không cần phải thành lập nên doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mà phải kê khai thuế đầy đủ.
  • Đảm bảo đủ vốn pháp định khi kinh doanh bất động sản: tối thiểu 20 tỷ đồng.

Phạm vi kinh doanh

Về phạm vi kinh doanh, điều này được quy định chi tiết tại Điều 11 Luật kinh doanh bất động sản 2014 như sau:

Phạm vi kinh doanh bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Phạm vi kinh doanh bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản

Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản được pháp luật quy định tại Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Theo đó, các hành vi này bao gồm:

  • Thực hiện kinh doanh bất động sản không đảm bảo đủ điều kiện như pháp luật quy định.
  • Những quyết định đầu tư dự án không phù hợp với những kế hoạch, quy hoạch đã được phê duyệt của các cơ quan Nhà nước.
  • Không đảm bảo sự minh bạch khi không công khai hay kê khai không đầy đủ các thông tin về bất động sản.
  • Có hành vi gian lận, lừa dối trong khi thực hiện kinh doanh bất động sản
  • Có hành vi chiếm dụng hoặc huy động vốn trái phép; có hành vi sử dụng vốn huy động không đúng như cam kết.
  • Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
  • Có hành vi cấp hoặc sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới về bất động sản sai quy định của luật này.
  • Thực hiện thu phí các khoản tiền liên quan tới việc kinh doanh bất động sản không đúng quy định của pháp luật.

Với bài viết trên, Sun Office đã cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến luật kinh doanh bất động sản rồi đấy. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem lại sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn có các kiến thức pháp lý để có thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích của bản thân trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thuê văn phòng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger