Môi giới là gì? Quy định mới về nghề môi giới 2024

Môi giới là gì? Môi giới là một ngành nghề phổ biến tại Việt Nam, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực bao gồm bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán,… Gần đây, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách mới liên quan đến nghề này, nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền lợi khách […]

#
Nguyễn Bá Trình
Tác giả

Nguyễn Bá Trình

Môi giới là gì? Môi giới là một ngành nghề phổ biến tại Việt Nam, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực bao gồm bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán,… Gần đây, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách mới liên quan đến nghề này, nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền lợi khách hàng. Những điểm mới này là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu về môi giới là gì?

Môi giới là gì và nghề môi giới là như thế nào? Người môi giới có khác nhà môi giới không?

1.1. Môi giới là gì?

Môi giới là hành vi trung gian giữa các bên trong quá trình mua bán, đàm phán và thiết lập quan hệ. Theo Luật Thương mại 2005, môi giới là người hoặc tổ chức hỗ trợ người mua và người bán gặp gỡ, đàm phán, giao kết hợp đồng và sau đó người môi giới sẽ được nhận thù lao.

Môi giới là gì?

Môi giới là gì?

1.2. Nghề môi giới là gì?

Nghề môi giới là hoạt động trung gian giữa người mua và người bán. Đây là một ngành nghề đa dạng, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ bất động sản, chứng khoán đến bảo hiểm,… Ngành nghề này mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và đóng góp vai trò quan trọng vào nền kinh tế.

1.3. Nhà môi giới là gì?

Nhà môi giới là gì? Nhà môi giới (Broker) là cá nhân hoặc tổ chức trung gian giúp kết nối người mua và người bán trong giao dịch sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản. Họ có kiến thức chuyên môn để tối ưu hóa quá trình mua bán.

1.4. Công ty môi giới là gì?

Công ty môi giới là tổ chức có giấy phép kinh doanh, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, trung gian và hỗ trợ trong các giao dịch liên quan đến mua bán sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản cụ thể. Các công ty môi giới thường có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và sự chuyên nghiệp trong dịch vụ của mình.

2. Một số loại hình môi giới hiện nay

Sau khi đã tìm hiểu môi giới là gì, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá về các loại hình môi giới chính tại Việt Nam.

Nghề môi giới ngày càng phát triển và trở nên đa dạng hơn. Nghề này thường được chia thành hai loại hình chính: môi giới tài sản và môi giới dịch vụ.

2.1. Môi giới tài sản

Môi giới tài sản là người hoặc tổ chức chuyên trung gian trong quá trình mua bán và giao dịch liên quan đến tài sản. Ở Việt Nam, đây là loại môi giới phổ biến nhất, bao gồm môi giới bất động sản, đất đai, phòng trọ,… Để thành công trong nghề này, người làm nghề môi giới cần kiến thức sâu rộng về thị trường, thành thạo kỹ năng đàm phán và có khả năng giao tiếp xuất sắc.

Các loại hình môi giới phổ biến

Các loại hình môi giới phổ biến

2.2. Môi giới dịch vụ

Môi giới dịch vụ là người trung gian giúp khách hàng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Các lĩnh vực phổ biến bao gồm:

  • Môi giới chứng khoán: Họ đại diện cho khách hàng trong giao dịch chứng khoán, cung cấp thông tin và lời khuyên đầu tư.
  • Môi giới bảo hiểm: Tư vấn về các sản phẩm bảo hiểm và giúp khách hàng chọn lựa gói bảo hiểm phù hợp.
  • Môi giới hải quan: Xử lý thủ tục thông quan và giúp quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả.
  • Môi giới việc làm: Họ cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, đào tạo để nâng cao khả năng người lao động.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ngành môi giới

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới là gì?

  • Quyền của bên môi giới:
    • Bên môi giới có quyền đòi thù lao và các chi phí hợp lý cho hoạt động môi giới theo thỏa thuận trước đó.
    • Bên môi giới có quyền yêu cầu bên được môi giới cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện,… liên quan đến giao dịch.
    • Yêu cầu bên được môi giới thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
  • Nghĩa vụ của bên môi giới:
    • Bên môi giới có nghĩa vụ thực hiện công việc môi giới theo đúng quy định trong hợp đồng.
    • Bảo mật và giữ kín thông tin liên quan đến bên được môi giới. Bên môi giới chỉ được phép để lộ thông tin khi bên được môi giới cho phép hoặc được yêu cầu bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
    • Bên môi giới phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới là gì?

  • Quyền của bên được môi giới:
    • Bên được môi giới có quyền yêu cầu bên môi giới cung cấp thông tin, tài liệu và dịch vụ cần thiết liên quan đến giao dịch.
    • Yêu cầu bên môi giới thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết.
    • Yêu cầu bên môi giới đền bù khi bên môi giới vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
  • Nghĩa vụ của bên được môi giới:
    • Bên được môi giới có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cho bên môi giới.
    • Bên được môi giới cần trả thù lao môi giới, cũng như các chi phí khác cho bên môi giới đúng với số tiền và đúng thời hạn theo thỏa thuận trước đó.
    • Bên được môi giới phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng môi giới.

4. Những quy định mới nhất về hoạt động môi giới tại Việt Nam

Dưới đây là một số những quy định mới nhất về hoạt động môi giới tại Việt Nam.

4.1. Quy định mới về môi giới bất động sản

  • Chứng chỉ hành nghề: Cá nhân và tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản cần có ít nhất 02 người sở hữu chứng chỉ hành nghề môi giới.
  • Quyền kinh doanh độc lập: Cá nhân có quyền kinh doanh môi giới bất động sản độc lập, nhưng cần phải sở hữu chứng chỉ hành nghề và tuân thủ việc nộp thuế theo quy định của pháp luật.
  • Cấm tham gia nhiều vai trò: Tổ chức và cá nhân kinh doanh môi giới bất động sản không được tham gia cùng lúc 2 vai trò, chẳng hạn như vừa làm nhà môi giới và vừa là một bên tham gia thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
  • Vấn đề nộp thuế: Cá nhân kinh doanh môi giới bất động sản phải đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật.
  • Bảo mật thông tin: Môi giới bất động sản có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về bên được môi giới, trừ khi có sự đồng ý của bên được môi giới.
Môi giới bất động sản

Môi giới bất động sản

4.2. Quy định mới về môi giới chứng khoán

  • Năng lực hành vi nhân sự: Cá nhân hành nghề môi giới chứng khoán cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực hành vi dân sự. Tuyệt đối không nằm trong các trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định pháp luật.
  • Bằng cấp: Người hành nghề môi giới chứng khoán phải có bằng cấp cử nhân trở lên.
  • Kiến thức: Người môi giới chứng khoán cần có kiến thức chuyên môn vững về lĩnh vực chứng khoán.
  • Chứng chỉ hành nghề: Để làm môi giới chứng khoán, một người phải vượt qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo yêu cầu đặc biệt đối với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán mà họ đăng ký.

4.3. Quy định mới về môi giới bảo hiểm 

  • Điều kiện về tổ chức và quản lý:
    • Tổ chức, cá nhân phải có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh Nghiệp.
    • Tổ chức phải là pháp nhân hoạt động hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu tài chính theo quy định của Chính phủ.
  • Điều kiện về vốn:
    • Vốn điều lệ phải được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu được quy định.
    • Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay hoặc nguồn vốn ủy thác đầu tư từ tổ chức hoặc cá nhân khác để tham gia góp vốn.
  • Điều kiện về nhân sự:
    • Phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có đủ năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ.
    • Tổ chức cần có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật và điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh Nghiệp.
  • Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài:
    • Tổ chức nước ngoài cần có kinh nghiệm hoạt động môi giới bảo hiểm trong 5 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
    • Phải có giấy phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật từ cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

5. Thách thức và khó khăn trong nghề môi giới sau những quy định mới 

  • Tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới: Các điều kiện về vốn, nhân lực, trình độ chuyên môn đã trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều này có thể là thách thức đối với những người mới gia nhập ngành.
  • Tăng cường bảo vệ quyền lợi khách hàng: Quy định mới yêu cầu các nhà môi giới phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn và quyền lợi tối đa cho khách hàng.
  • Tăng cường cạnh tranh trong ngành: Quy định mới đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà môi giới. Điều này đòi hỏi những người làm việc trong lĩnh vực này phải nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng để không bị bỏ lại phía sau.
Các thách thức trong nghề môi giới

Các thách thức trong nghề môi giới

6. Các xu hướng dự kiến trong hoạt động môi giới trong tương lai

  • Ứng dụng công nghệ mới: Sự gia tăng của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và blockchain sẽ thúc đẩy việc phát triển các công nghệ mới trong ngành môi giới, giúp tối ưu hóa quy trình giao dịch.
  • Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Tập trung vào cá nhân hóa dịch vụ và sử dụng công nghệ để cung cấp giải pháp tốt nhất cho từng khách hàng.
  • Môi giới đa ngành: Phát triển môi giới đa ngành để linh hoạt hóa kinh doanh và đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
  • Chú trọng đạo đức nghề nghiệp: Nhà môi giới cần tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xây dựng mối quan hệ minh bạch, đáng tin cậy với khách hàng.
  • Chú ý đến bảo mật thông tin: Tăng cường bảo mật thông tin và đầu tư vào công nghệ để ngăn chặn tình trạng mất mát dữ liệu.

Trên đây là những thông tin quan trọng để trả lời cho câu hỏi “môi giới là gì?”. Bạn có muốn trở thành một nhà môi giới không? Nếu câu trả lời là có, hãy trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp, đàm phán,… ngay từ bây giờ nhé!

Liên hệ với Sunoffice ngay để được tư vấn thêm thông tin chi tiết nhé!

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger