Năng lực là gì, những năng lực cần có trong công việc và trong doanh nghiệp là gì ??? Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa năng lực và kỹ năng. Tuy nhiên, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng (Skills) là những kỹ năng cụ thể và có thể học […]
Nguyễn Bá Trình
Năng lực là gì, những năng lực cần có trong công việc và trong doanh nghiệp là gì ??? Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa năng lực và kỹ năng. Tuy nhiên, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, năng lực và kỹ năng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng có thể được học tập và trau dồi, trong khi năng lực được định hình từ bản chất và di truyền. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Sunoffice tìm hiểu chi tiết về ” Năng Lực “ nhé
Theo góc độ Tâm Lý học, năng lực là tổng hợp của tất cả các kỹ năng, kiến thức, hành vi của một người dành cho một công việc, một vấn đề nào đó. Năng lực cũng được xem là một yếu tố quyết định nên thành công đồng thời là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc có hiệu quả hơn so với người khác không. Đặc điểm của năng lực là gì?
Vai trò của năng lực trong công việc:
Hồ sơ năng lực là gì, bạn đã từng nghe đến cụm từ này chưa? Hồ sơ năng lực trong tiếng Anh là Capacity Profile, là một bộ sưu tập các thông tin và tài liệu mô tả về năng lực, kinh nghiệm, thành tích và khả năng của một cá nhân trong một lĩnh vực nào đó. Nó thường được sử dụng trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc.
Hồ sơ năng lực thường bao gồm các thành phần như sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, các dự án hoặc sản phẩm đã hoàn thành và các đánh giá về năng lực và kỹ năng của cá nhân. Hồ sơ năng lực giúp cá nhân tự đánh giá được năng lực và khả năng của mình cũng như giúp nhà tuyển dụng hoặc nhà quản lý đánh giá và lựa chọn nhân viên phù hợp với công việc.
Như vậy đến đây thì bạn cũng hình dung được điểm khác nhau của hồ sơ năng lực là gì đối với 2 chủ thể cá nhân và doanh nghiệp rồi đúng không nào? Hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo, các loại năng lực cần thiết trong doanh nghiệp.
Năng lực hành vi không phải là năng lực chuyên môn, tuy nhiên lại cần thiết đối với bất kỳ một vị trí nào. Bởi nếu chỉ có năng lực chuyên môn, cá nhân không thể nào giải quyết công việc một cách có hiệu quả. Năng lực hành vi sẽ phản ánh giá trị, khả năng thể hiện văn hóa tại doanh nghiệp.
Năng lực hành vi có nhiều loại: năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức – lập kế hoạch, năng lực quyết định, năng lực cải tiến liên tục, năng lực làm việc nhóm…
Bạn có biết cạnh tranh cũng là một loại năng lực không? Và năng lực là gì, phát huy như thế nào khi cạnh tranh?
Năng lực cạnh tranh được xem là khả năng, lợi thế của một cá thể trong doanh nghiệp. Người có năng lực cạnh tranh sẽ biết cách hoàn thành công việc tối ưu nhất bằng cách tập trung tất cả những nguồn lực mà họ có. Mà mục đích cuối cùng của năng lực cạnh tranh là chứng minh khả năng của mình có thể hơn người khác trong cùng một công việc, một môi trường, một mốc thời gian. Do đó năng lực cạnh tranh được xem là yếu tố mang tính cốt lõi để thúc đẩy hiệu suất làm việc. Từ đó đánh giá thành quả lao động của cá nhân đó.
Từ khái quát năng lực là gì, có thể định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau: năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện qua thực lực và lợi thế của doanh nghiệp đó so với các đối thủ. Được đánh giá qua cách doanh nghiệp đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng, qua việc sử dụng những nguồn lực bên trong và bên ngoài để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người dùng.
Năng lực lãnh đạo là một loại năng lực vô cùng quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp cũng như quản lý nhân viên. Năng lực lãnh đạo cần phải kết hợp với năng lực quản lý thì mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa.
Tuy nhiên, loại năng lực này lại không thể học hỏi từ sách vở mà được hình thành từ thực tế. Sau mỗi lần trải nghiệm bạn sẽ có thể tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng và lâu dần sẽ hình thành nên năng lực trong con người bạn.
Những yếu tố hình thành nên năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp:
Năng lực chuyên môn là tập hợp của cả kiến thức và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí trong công ty.
Ví dụ năng lực chuyên môn đối với một giám đốc kinh doanh:
Trong doanh nghiệp, năng lực tài chính được thể hiện qua khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển mọi hoạt động của công ty nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đề ra.
Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính trong doanh nghiệp:
Tóm lại, năng lực không phải là khả năng có sẵn khi sinh ra mà được hình thành thông qua quá trình rèn luyện, học tập và trải nghiệm. Tuy nhiên, để định hướng và phát triển năng lực, cần hiểu rõ những loại năng lực cần thiết trong môi trường doanh nghiệp. Điều này giúp các cá nhân có thể tập trung phát triển các năng lực cần thiết, từ đó đạt được sự nghiệp và thành công trong công việc. Hy vọng qua những phân tích trong bài viết, bạn đã hiểu được năng lực là gì và nhận biết được những loại năng lực cần thiết trong môi trường doanh nghiệp.