Năng lực là gì? Những loại năng lực cần có trong môi trường doanh nghiệp 

Năng lực là gì, những năng lực cần có trong công việc và trong doanh nghiệp là gì ??? Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa năng lực và kỹ năng. Tuy nhiên, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng (Skills) là những kỹ năng cụ thể và có thể học […]

#
Nguyễn Bá Trình
Tác giả

Nguyễn Bá Trình

Năng lực là gì, những năng lực cần có trong công việc và trong doanh nghiệp là gì ??? Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa năng lực và kỹ năng. Tuy nhiên, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau.

  • Kỹ năng (Skills) là những kỹ năng cụ thể và có thể học được, được hình thành qua quá trình học tập, huấn luyện và thực hành. Chúng ta có thể trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác nhau, từ kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian đến kỹ năng chuyên môn như lập trình, thiết kế…
  • Trong khi đó, năng lực (Ability) là khả năng tổng thể của một người, được định hình từ bản chất và di truyền. Năng lực không phải là điều mà bạn có thể học được, mà là khả năng tự nhiên mà bạn sở hữu. Năng lực có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, như năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng với môi trường mới, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý…

Vì vậy, năng lực và kỹ năng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng có thể được học tập và trau dồi, trong khi năng lực được định hình từ bản chất và di truyền. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Sunoffice tìm hiểu chi tiết về ” Năng Lực “ nhé

Năng lực là gì?

Năng lực là gì? 

Năng lực là gì?

Theo góc độ Tâm Lý học, năng lực là tổng hợp của tất cả các kỹ năng, kiến thức, hành vi của một người dành cho một công việc, một vấn đề nào đó. Năng lực cũng được xem là một yếu tố quyết định nên thành công đồng thời là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc có hiệu quả hơn so với người khác không. Đặc điểm của năng lực là gì

  • Là sự khác biệt về tâm lý cá nhân ở từng người;
  • Năng lực được thể hiện qua hiệu suất làm việc, hiệu quả hoàn thành công việc;
  • Năng lực không phải là khả năng nội tại, được hình thành từ khi chúng ta sinh ra mà được rèn luyện từ môi trường xung quanh, từ quá trình học hỏi;
  • Năng lực cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan;
  • Năng lực của mỗi người sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp thu, mức độ hiểu biết cũng như vốn sống. 

Vai trò của năng lực trong công việc:

  • Giúp giải quyết công việc, hoàn thành những nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả hơn;
  • Giúp tiếp thu và vận dụng những kiến thức và cũng là nền tảng để phát triển các kỹ năng, trau dồi vốn sống. 

Hồ sơ năng lực là gì?

Hồ sơ năng lực là gì, bạn đã từng nghe đến cụm từ này chưa? Hồ sơ năng lực trong tiếng Anh là Capacity Profile, là một bộ sưu tập các thông tin và tài liệu mô tả về năng lực, kinh nghiệm, thành tích và khả năng của một cá nhân trong một lĩnh vực nào đó. Nó thường được sử dụng trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc.

Hồ sơ năng lực thường bao gồm các thành phần như sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, các dự án hoặc sản phẩm đã hoàn thành và các đánh giá về năng lực và kỹ năng của cá nhân. Hồ sơ năng lực giúp cá nhân tự đánh giá được năng lực và khả năng của mình cũng như giúp nhà tuyển dụng hoặc nhà quản lý đánh giá và lựa chọn nhân viên phù hợp với công việc.

Hồ sơ năng lực công ty 

Hồ sơ năng lực công ty

  • Hồ sơ năng lực cá nhân: đây là một profile cá nhân dùng để ghi chép lại tất cả những thông tin cơ bản cần thiết. Trong tuyển dụng, hồ sơ năng lực cá nhân còn được xem như một bản CV. 
  • Hồ sơ năng lực công ty: nếu hồ sơ năng lực cá nhân là một bản CV thì đối với doanh nghiệp, đây lại là một “bức tranh toàn cảnh” của doanh nghiệp. Thường được trình bày bằng các hình ảnh minh họa và dùng để cung cấp cho đối tác. Hồ sơ năng lực doanh nghiệp giúp phác thảo cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết, từ đó làm nổi bật khả năng quản trị, vận hành của doanh nghiệp đó. 
Hồ sơ năng lực cá nhân 

Hồ sơ năng lực cá nhân

Như vậy đến đây thì bạn cũng hình dung được điểm khác nhau của hồ sơ năng lực là gì đối với 2 chủ thể cá nhân và doanh nghiệp rồi đúng không nào? Hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo, các loại năng lực cần thiết trong doanh nghiệp. 

Một số năng lực cần có trong doanh nghiệp

Năng lực hành vi

Năng lực hành vi không phải là năng lực chuyên môn, tuy nhiên lại cần thiết đối với bất kỳ một vị trí nào. Bởi nếu chỉ có năng lực chuyên môn, cá nhân không thể nào giải quyết công việc một cách có hiệu quả. Năng lực hành vi sẽ phản ánh giá trị, khả năng thể hiện văn hóa tại doanh nghiệp. 

Năng lực hành vi có nhiều loại: năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức – lập kế hoạch, năng lực quyết định, năng lực cải tiến liên tục, năng lực làm việc nhóm… 

Năng lực cạnh tranh

Bạn có biết cạnh tranh cũng là một loại năng lực không? Và năng lực là gì, phát huy như thế nào khi cạnh tranh? 

Năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp là gì?  

Năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp là gì?

Ở góc độ cá nhân 

Năng lực cạnh tranh được xem là khả năng, lợi thế của một cá thể trong doanh nghiệp. Người có năng lực cạnh tranh sẽ biết cách hoàn thành công việc tối ưu nhất bằng cách tập trung tất cả những nguồn lực mà họ có. Mà mục đích cuối cùng của năng lực cạnh tranh là chứng minh khả năng của mình có thể hơn người khác trong cùng một công việc, một môi trường, một mốc thời gian.  Do đó năng lực cạnh tranh được xem là yếu tố mang tính cốt lõi để thúc đẩy hiệu suất làm việc. Từ đó đánh giá thành quả lao động của cá nhân đó. 

Ở góc độ doanh nghiệp 

Từ khái quát năng lực là gì, có thể định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau: năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện qua thực lực và lợi thế của doanh nghiệp đó so với các đối thủ. Được đánh giá qua cách doanh nghiệp đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng, qua việc sử dụng những nguồn lực bên trong và bên ngoài để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người dùng. 

Năng lực lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp được thể hiện như thế nào? 

Năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?

Năng lực lãnh đạo là một loại năng lực vô cùng quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp cũng như quản lý nhân viên. Năng lực lãnh đạo cần phải kết hợp với năng lực quản lý thì mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa. 

Tuy nhiên, loại năng lực này lại không thể học hỏi từ sách vở mà được hình thành từ thực tế. Sau mỗi lần trải nghiệm bạn sẽ có thể tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng và lâu dần sẽ hình thành nên năng lực trong con người bạn. 

Những yếu tố hình thành nên năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp:

  • Tầm nhìn: bạn biết năng lực là gì rồi đúng không? Nhưng năng lực ở nhân viên và ở lãnh đạo hoàn toàn khác nhau. Nếu như nhân viên chỉ cần hoàn thành tốt phần công việc của mình thì với một lãnh đạo, họ sẽ phải quan tâm đến tất cả những công việc của mọi nhân viên trong công ty họ. Để làm được điều đó, họ cần phải có tầm nhìn xa, từ đó nâng cao khả năng hoạch định và đề ra phương án tốt nhất. 
  • Khả năng lên kế hoạch: khối lượng công việc của những người lãnh đạo nhiều vô kể, đòi hỏi họ phải biết cách sắp xếp – lên kế hoạch cho công việc của mình và kế hoạch cho cả doanh nghiệp. Đồng thời kỹ năng lên kế hoạch cũng giúp họ phán đoán được những vấn đề có thể xảy ra, từ đó giải quyết tốt hơn. 
  • Biết sử dụng nhân lực: năng lực lãnh đạo được thể hiện chủ yếu qua kỹ năng này. Lãnh đạo phải viết nhìn nhận, đánh giá khả năng cấp dưới của mình một cách công tâm nhất để từ đó phân công những công việc phù hợp nhất.
  • Chấp nhận rủi ro: ở phần năng lực là gì có giải đáp rằng năng lực bao gồm những kỹ năng, mà chấp nhận rủi ro chính là một trong những kỹ năng. Mặc dù để trở thành một người lãnh đạo giỏi, bạn phải không ngần ngại mạo hiểm. Tuy nhiên, trước mọi kế hoạch mạo hiểm, người lãnh đạo đó phải tính toán thật cẩn thật để có thể giảm thiểu được rủi ro. 

Năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn trong doanh nghiệp

Năng lực chuyên môn trong doanh nghiệp

Năng lực chuyên môn là tập hợp của cả kiến thức và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí trong công ty. 

Ví dụ năng lực chuyên môn đối với một giám đốc kinh doanh:

  • Năng lực lãnh đạo;
  • Năng lực quản lý;
  • Năng lực đào tạo nhân viên;
  • Năng lực bán hàng. 

Năng lực tài chính

Trong doanh nghiệp, năng lực tài chính được thể hiện qua khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển mọi hoạt động của công ty nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đề ra. 

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá qua những tiêu chí gì? 

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá qua những tiêu chí gì?

Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính trong doanh nghiệp:

  • Tình hình tài sản: dựa vào tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Đồng thời tính toán được tỷ trọng của từng loại tài sản để nắm được xu hướng biến trọng của loại tài sản nào nhiều, loại nào ít. 
  • Tình hình nguồn vốn: dựa trên những phân tích cơ cấu cũng như biến động trong cơ cấu của nguồn vốn. Trên những phân tích đó, có thể nhận thấy được doanh nghiệp đó có tự chủ không hay đang phụ thuộc tài chính. 
  • Đánh giá kết quả kinh doanh: lập bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm để xem xét biến động của doanh nghiệp là tích cực hay tiêu cực. Qua đó sẽ đánh giá được năng lực tài chính tốt hay không. 

Tóm lại, năng lực không phải là khả năng có sẵn khi sinh ra mà được hình thành thông qua quá trình rèn luyện, học tập và trải nghiệm. Tuy nhiên, để định hướng và phát triển năng lực, cần hiểu rõ những loại năng lực cần thiết trong môi trường doanh nghiệp. Điều này giúp các cá nhân có thể tập trung phát triển các năng lực cần thiết, từ đó đạt được sự nghiệp và thành công trong công việc. Hy vọng qua những phân tích trong bài viết, bạn đã hiểu được năng lực là gì và nhận biết được những loại năng lực cần thiết trong môi trường doanh nghiệp.  

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger