Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé được chia sẻ bởi chuyên viên của Sunoffice nhé! […]
Nguyễn Bá Trình
Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé được chia sẻ bởi chuyên viên của Sunoffice nhé!
Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố vô hình nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ. Văn hóa doanh nghiệp được ví như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, thì các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách chuyên nghiệp, nghiêm túc.
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, quy tắc, thói quen và tư tưởng được chia sẻ và thực hành bởi tất cả nhân viên trong một tổ chức, tạo nên phong cách làm việc, tư duy và cách thức giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của công ty, tinh thần làm việc của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả những doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp được tạo nên từ 4 phần chính đó là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua 2 yếu tố chính:
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả một quá trình tạo ra toàn bộ giá trị, các quy tắc và hành vi chung cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp để định hướng cho suy nghĩ, hoạt động của họ. Có thể kể đến những vai trò của văn hóa doanh nghiệp như:
Tham khảo chi tiết các tòa văn phòng cho thuê quận Hoàn Kiếm
Có nhiều cách phân loại về văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên, thông thường có thể chia thành các loại hình sau:
Văn hóa doanh nghiệp quản trị được đặc trưng bởi sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tập trung vào việc quản lý, kiểm soát chi phí và tăng năng suất. Đối với loại hình văn hóa này, trong các doanh nghiệp thường có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và cấu trúc tổ chức rõ ràng.
Giá trị quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp quản trị này chính là tính chính trực, hiệu quả, sự chuyên nghiệp và trách nhiệm.
Đem tới cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng chính là điều mà các doanh nghiệp sở hữu mô hình văn hóa sáng tạo thường hướng tới. Ban lãnh đạo trong những doanh nghiệp có văn hóa sáng tạo thường định hướng làm việc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với các rủi ro.
Nhân viên trong công ty sẽ được thỏa sức sáng tạo tự do, không ngừng học tập, đổi mới để có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân tạo nên môi trường làm việc, đôi khi cũng có nhiều áp lực và có tính cạnh tranh cao.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Marketing, hay các công nghệ thường áp dụng mô hình văn hóa sáng tạo bởi nó thường có cấu trúc đơn giản, không áp lực về hệ thống thứ bậc, đặc biệt là luôn ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới. Cũng chính bởi vậy mà mô hình văn hóa sáng tạo luôn được đánh giá là một trong những loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến rộng rãi trong tương lai.
Văn hóa doanh nghiệp phục vụ khách hàng đặc trưng bởi sự tập trung vào các khách hàng và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng bằng cách cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Đối với các doanh nghiệp này thường mang tới một môi trường làm việc tập trung vào khách hàng, cải tiến liên tục sản phẩm và dịch vụ. Giá trị quan trọng trong văn hóa này chính là sự tận tâm, chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Văn hóa doanh nghiệp xã hội đặc trưng bởi sự cam kết với các giá trị xã hội và môi trường, thường có một môi trường làm việc thân thiện, quan tâm đến môi trường và sử dụng nguồn lực bền vững.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp xã hội sẽ có một sự cam kết rõ ràng với việc đóng góp và trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng. Giá trị quan trọng trong văn hóa này chính là sự cam kết với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng.
Bản sắc văn hoá doanh nghiệp hay còn được hiểu là bản sắc riêng mang triết lí văn hoá của doanh nghiệp. Đây là những biểu hiện đặc trưng về phong cách hành động và những hành vi của tổ chức thể hiện những giá trị và triết lí hành động đã được các doanh nghiệp lựa chọn để theo đuổi.
Nói cách khác, bản sắc văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị, quan niệm, thái độ, hành vi, tập quán và phong cách làm việc đặc trưng của một doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt và định hướng hoạt động của doanh nghiệp đó. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp phản ánh những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn thể hiện và truyền đạt đến nhân viên và khách hàng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên và sự hài hòa trong công việc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
Mỗi công ty sẽ có những bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng. Dưới đây Sunoffice xin tổng hợp những ví dụ về bản sắc văn hóa doanh nghiệp của các tập đoàn nổi tiếng để bạn có thể tham khảo:
Apple
Tập đoàn công nghệ này nổi tiếng theo đuổi văn hóa đổi mới và sáng tạo, chú trọng vào thiết kế sản phẩm và trải nghiệm người dùng. Với thiết kế đơn giản, sự tập trung vào trải nghiệm người dùng và tinh thần sáng tạo, Công ty luôn luôn đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho chất lượng sản phẩm của mình và đề cao tính tiên tiến trong công nghệ.
Tập đoàn công nghệ này nổi tiếng với văn hóa tự do và sáng tạo. Công ty luôn khuyến khích nhân viên của mình tư duy ngoại hạng và thúc đẩy sự phát triển cá nhân, thậm chí cho phép nhân viên sử dụng một phần thời gian làm việc để làm những công việc khác ngoài chức năng công việc chính của họ.
Zappos
Tập đoàn bán lẻ trực tuyến nổi tiếng Zappos theo đuổi văn hóa phục vụ khách hàng. Công ty có triết lý kinh doanh là “Phục vụ khách hàng trên hết”, tập trung vào sự hài lòng của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm.
Coca-Cola
Tập đoàn đồ uống nổi tiếng với văn hóa thương hiệu. Công ty luôn luôn tôn trọng và giữ gìn hình ảnh thương hiệu của mình thông qua các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và các sự kiện tương tác với khách hàng. Công ty cũng coi trọng việc làm việc đội nhóm và khuyến khích sự đa dạng trong nội bộ công ty.
Toyota
Tập đoàn sản xuất ô tô nổi tiếng với văn hóa tập trung vào chất lượng và sự phát triển bền vững. Công ty đặt mục tiêu tạo ra những chiếc xe chất lượng cao với giá thành phải chăng, đồng thời tập trung vào việc giảm thiểu tác động của sản xuất ô tô đến môi trường và cộng đồng.
Văn hoá doanh nghiệp được coi là giá trị cốt lõi của mọi doanh nghiệp, là nền tảng, giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trong mọi hoạt động kinh doanh hay kết quả tuyển dụng. Bởi vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả điều mà mọi doanh nghiệp cần quan tâm. Sunoffice xin chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp để quý khách tham khảo:
Quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm các bước như:
Các cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả như:
Trên đây là những chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp và cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích cho bạn. Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ: