Với mục tiêu mở rộng kinh doanh và xúc tiến giới thiệu sản phẩm tới khách hàng ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng văn phòng đại diện hợp pháp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cá nhân và công ty chưa hiểu nhiều về văn phòng đại […]
Tác Giả Sunoffice
Với mục tiêu mở rộng kinh doanh và xúc tiến giới thiệu sản phẩm tới khách hàng ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng văn phòng đại diện hợp pháp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cá nhân và công ty chưa hiểu nhiều về văn phòng đại diện là gì? và những thủ tục mở văn phòng đại diện ra sao?… Hãy cùng theo dõi bài viết này của Sun Office để hiểu rõ hơn nhé.
Căn cứ vào khoản 2 điều 45 luật doanh nghiệp 2014, Văn phòng đại diện (VPĐD) là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Rất nhiều trường hợp thường mắc sai lầm khi nghĩ chi nhánh và văn phòng đại diện là như nhau. Tuy nhiên hai loại hình văn phòng này lại khác nhau cả về chức năng lẫn nhiệm vụ.
Văn phòng đại diện được các công ty, doanh nghiệp lập ra với những mục đích như sau:
Ngoài những chức năng trên thì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Văn phòng đại diện cũng không được tự do ký các hợp đồng riêng. Các hoạt động tài chính cũng như nghĩa vụ của văn phòng đại diện luôn được doanh nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm.
Doanh nghiệp nên cân nhắc việc mở văn phòng đại diện để tránh việc thực hiện kê khai thuế phức tạp. Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ như: du lịch, tư vấn, xây dựng thì việc mở văn phòng đại diện là một điều nên làm.
Khi khách hàng ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện cũng cần hết sức lưu ý. Khi ký kết hợp đồng thì bên đối tác nên yêu cầu văn phòng đại diện xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư 80/2012/TT-BTC: ” Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thuế kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế;” Như vậy, văn phòng đại diện bắt buộc phải có mã số thuế.
Nghị định về văn phòng đại diện được sửa đổi mới nhất vào năm 2016. Nghị định được đặt tên là ”Quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam” Nghị định được ban hành dựa vào căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện không cần phải đóng thuế môn bài nếu tại đây không phát sinh các giao dịch thu – chi tiền, được phép thực hiện các giao dịch hành chính và xúc tiến thương mại. Mở văn phòng đại diện không phải nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hay thực hiện các nghĩa vụ về sổ sách kế toán. Trong trường hợp công ty mẹ yêu cầu văn phòng đại diện nộp báo cáo tài chính nội bộ thì văn phòng vẫn có thể tạo báo cáo tài chính. Lưu ý rằng văn phòng đại diện vẫn phải đăng ký mã số thuế.
Ngoài ra, đối với các nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu khi chi trả lương thưởng nhân viên, phí dịch vụ cho đối tượng được chịu thuế thì văn phòng đại diện vẫn phải chi trả.
Như vậy, văn phòng đại diện không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nếu ở đây chỉ đơn thuần thực hiện các giao dịch hành chính, xúc tiến thương mại, hoạt động thu chi tiền diễn ra ở công ty mẹ hoặc văn phòng chi nhánh. Nếu có phát sinh giao dịch kinh doanh, thu chi tiền thì phải nộp thuế môn bài. Văn phòng đại diện phải chịu thuế thu nhập cá nhân do có chi trả lương, thưởng cho nhân viên.
Thuế môn bài được tính dựa trên vốn điều lệ (hay vốn đầu tư) của văn phòng đại diện đó. Theo luật định, có 3 mức thuế môn bài áp dụng cho văn phòng đại diện như sau:
Nếu văn phòng đại diện được thành lập trong thời gian là 6 tháng đầu năm thì mức thuế phải nộp vẫn là cả năm. Nếu VPĐD được thành lập trong 6 tháng cuối năm thì phải nộp thuế môn bài là 50% cho mức thuế cả năm. Nếu người nộp thuế sản xuất hay kinh doanh được không kê khai những lệ phí môn bài thì bắt buộc phải đóng lệ phí cả năm, không phân biệt là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Nếu văn phòng đại diện nộp đơn về việc tạm ngừng kinh doanh trong cả năm thì không phải nộp thuế cho cả một năm.
Thủ tục và nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Hồ sơ kê khai thuế cho cá nhân Việt Nam mà văn phòng đại diện cần chuẩn bị bao gồm:
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì bên cạnh việc nộp thuế môn bài,VPĐD có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên VPĐD.
Thuế TNCN được áp dụng cho từng đối tượng lao động, cách tính như sau:
Các công thức cần nhớ để tính thuế TNCN:
Căn cứ vào các loại giấy tờ giảm trừ gia cảnh, thu nhập thường xuyên thì thuế TNCN của từng nhân viên sẽ được tính chính xác. VPDD sẽ phải kê khai thuế TNCN theo luật định.
Như vậy Sun Office vừa cung cấp một số thông tin về thuế liên quan đến văn phòng đại diện. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần tư vấn thêm về việc mở văn phòng đại diện, tìm văn phòng cho thuê để mở văn phòng đại diện thì có thể liên hệ ngay với Sun Office để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán văn phòng đại diện không có lựa chọn nào khác ngoài hình thức hạch toán phụ thuộc.
Tất cả các tờ khai về lệ phí môn bài, thuế môn bài, kê khai thuế môn bài của văn phòng đại diện đều được công ty mẹ thực hiện.
Đối với đăng ký trực tuyến, bạn thực hiện tải và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Về Mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện, hiện nay chưa có mẫu quy định cụ thể về văn bản này, nhưng khi soạn thảo mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện cần có các nội dung:
Dưới đây là một Mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện năm 2021 bạn có thể tham khảo:
(Những giấy tờ cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ tương tự như phần thủ tục mở văn phòng đại diện nói chung).
(Những giấy tờ cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ tương tự như phần thủ tục mở văn phòng đại diện nói chung).
Thủ tục mở văn phòng đại diện tại những tỉnh khác sẽ tương tự như việc mở văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ theo như hướng dẫn ở những mục phía trên. Địa điểm nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh ở địa phương mà bạn thành lập văn phòng đại diện.
Dưới đây là những thủ tục mở văn phòng đại diện tại nước ngoài:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày làm việc.
Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh. Hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Đối với hồ sơ hợp lệ sẽ được phê duyệt sau khoảng 3 ngày làm việc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng đại diện với nộp hồ sơ bằng bản giấy. Nếu nộp hồ sơ trên cổng điện tử với doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số, người đại diện doanh nghiệp phải mang hồ sơ bản cứng đến văn phòng đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận.
Kết quả khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện:
Trong tường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, doanh nghiệp bạn sẽ được nhận thông báo để bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của VPĐD, doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài là 1.000.000đ/năm/văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. (Theo Khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định)
Khác với văn phòng đại diện, chi nhánh có con dấu và được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, đóng dấu của chi nhánh công ty. (bởi chi nhánh có chức năng đại diện theo ủy quyền). Cũng bởi vậy mà chi nhánh có nhiều quyền hơn văn phòng đại diện, cụ thể là:
Như vậy, văn phòng đại diện và chi nhánh về cơ bản khác nhau ở quyền và nghĩa vụ. Nếu như chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời, có thể mở tài khoản ngân hàng và hạch toán riêng thì văn phòng đại diện lại không được phép làm thế.
Để biết chính xác việc nên hay không mở văn phòng đại diện/chi nhánh văn phòng, bạn cần xác định văn phòng mới được thành lập nhằm mục đích gì, chỉ để đại diện doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh sinh lời. Trả lời được câu hỏi đó bạn sẽ biết được mình nên mở chi nhánh, VPĐD hay không.
Trên đây là những thông tin cần thiết về văn phòng đại diện cho doanh nghiệp. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về văn phòng đại diện, thủ tục để thành lập văn phòng đại diện… Cũng như những quy định về văn phòng đại diện bạn nên biết.