Overthinking là gì? 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Overthinking

Overthinking là gì? Overthinking là một tình trạng mà rất nhiều người đang phải đối mặt. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như mối quan hệ của một người. Phải làm sao để vượt qua Overthinking? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nào! Chi Tiết […]

#
Nguyễn Bá Trình
Tác giả

Nguyễn Bá Trình

Overthinking là gì? Overthinking là một tình trạng mà rất nhiều người đang phải đối mặt. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như mối quan hệ của một người. Phải làm sao để vượt qua Overthinking? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nào!

Overthinking là gì?

Overthinking là gì? Overthinking có nghĩa là suy nghĩ quá nhiều. Đây là tình trạng một người dành quá nhiều thời gian và năng lượng để nghiền ngẫm về một vấn đề, thường là những điều nhỏ nhặt hoặc không quan trọng.

Thay vì tìm giải pháp, người đang trải qua tình trạng Overthinking rơi vào trạng thái suy nghĩ không ngừng, không thể chuyển hóa ý thức thành hành động tích cực. Kết quả là người đó thường trải qua tình trạng áp lực, căng thẳng và khó thoát khỏi vòng lặp suy nghĩ mà chính mình tạo ra.

Overthinking là gì?

Overthinking là gì?

Dấu hiệu của Overthinking là gì?

Bạn có đang mắc phải chứng Overthinking không? Hãy thử quan sát xem mình có biểu hiện nào dưới đây không nhé!

  • Phân tích quá mức: Nghiền ngẫm và phân tích mọi khía cạnh của một vấn đề, thậm chí là những khía cạnh không quan trọng.
  • Khó đưa ra quyết định: Mỗi lựa chọn đều trở thành một trở ngại và bạn có thể sợ rằng quyết định của mình sẽ là sai lầm. Điều này thường dẫn đến sự do dự và mất tự tin.
  • Lo lắng về quá khứ hoặc tương lai: Bạn đang không ngừng suy nghĩ về những gì đã xảy ra trước đây hoặc lo lắng về những khả năng tiêu cực trong tương lai, thậm chí những điều đó không chắc sẽ xảy ra.
  • Khó ngủ: Sự căng thẳng và suy nghĩ không ngừng có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ.
  • Mất tập trung: Không thể tập trung vào công việc do tâm trí bị quấy rối bởi những lo lắng và suy nghĩ không ngừng về nhiều vấn đề.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Việc suy nghĩ liên tục và căng thẳng có thể dẫn đến sự mệt mỏi về cả mặt tinh thần, lẫn thể chất.
  • Lo lắng không có căn cứ: Bạn đang lo lắng mà không rõ nguyên cơ và không dựa trên những thông tin thực tế. Điều này khiến bạn gia tăng cảm giác lo sợ và căng thẳng không cần thiết.
  • Thiếu tự tin: Overthinking có thể tạo khiến bạn cảm thấy lo sợ về khả năng của bản thân. Nó ngăn cản bạn thể hiện ý kiến và đưa ra quyết định một cách tự tin.

3. Tại sao một người bị Overthinking?

Overthinking có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, xã hội, sinh học. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Tại sao một người bị Overthinking?

Tại sao một người bị Overthinking?

  • Lo lắng tự nhiên: Những người có xu hướng lo lắng nhiều thường dễ mắc chứng Overthinking. Sự lo lắng có thể khiến họ tập trung quá mức vào những khía cạnh tiêu cực.
  • Áp lực xã hội: Các yếu tố xã hội như cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao, thường xuyên bị so sánh với người khác,… có thể dẫn đến áp lực và khiến một người bị Overthinking.
  • Cầu toàn: Những người có xu hưởng luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo có thể dễ dàng rơi vào trạng thái Overthinking do họ thường xuyên chú ý tới từng tiểu tiết.
  • Từng bị tổn thương: Những người từng trải qua tổn thương trong quá khứ như mất mát một điều gì đó hoặc thất bại sau khi đã rất nỗ lực,… có thể cảm thấy lo lắng khi phải đối mặt với những sự kiện tương tự, điều này dẫn đến Overthinking.
  • Thiếu kỹ năng đối mặt với căng thẳng: Người không biết cách chịu áp lực có thể trở nên dễ bị Overthinking khi đối mặt với khó khăn.
  • Có các vấn đề về tâm lý: Những người trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thường dễ Overthinking.
  • Không chắc chắn về tương lai: Một người cảm thấy không chắc chắn về những điều sẽ xảy ra trong tương lai có thể bắt đầu Overthinking.

4. Overthinking có phải bệnh tâm thần không?

Overthinking không được coi là một bệnh tâm thần, mà thường được xem là một dạng hành vi hoặc hiện tượng tâm lý phổ biến. Overthinking có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm. Nhưng nó cũng có thể xảy ra một cách độc lập.

Overthinking thường là một phản ứng tự nhiên đối với áp lực, lo lắng, hoặc môi trường căng thẳng. Nó có thể là cách tâm lý cố gắng kiểm soát và dự đoán tương lai hoặc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi trở nên quá mức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, hoặc các quan hệ, Overthinking sẽ trở thành một vấn đề cần được giải quyết.

5. Tác hại của Overthinking là gì?

Tác hại của Overthinking là gì? Overthinking có thể gây nhiều tác hại cho tâm lý và tinh thần của người đang trải qua tình trạng này. Dưới đây là một số tác hại phổ biến của Overthinking:

  • Stress: Sự nghiền ngẫm không ngừng về mọi chi tiết nhỏ có thể tạo ra sự căng thẳng không cần thiết.
  • Mất ngủ: Suy nghĩ quá mức có thể làm tăng cảm giác lo lắng và gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.
  • Thiếu tập trung: Overthinking làm giảm khả năng tập trung vào công việc và hoạt động hàng ngày.
  • Quyết định kém hiệu quả: Việc suy nghĩ quá mức có thể khiến một người chần chừ khi phải đưa ra quyết định dẫn đến bỏ lỡ cơ hội.
  • Tăng ngu cơ rối loạn tâm lý: Overthinking có thể làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gia tăng các vấn đề rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu.
  • Tăng cảm giác lo sợ, tự ti: Suốt ngày nghĩ về những điều tiêu cực có thể làm tăng cảm giác lo sợ và tự ti về khả năng của bản thân.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Overthinking có thể tạo ra một tâm trạng tiêu cực và không thoải mái, ảnh hưởng đến mối quan hệ với người khác.
  • Suy giảm trí nhớ: Việc tâm trí đầy ắp các suy nghĩ, chứa quá nhiều thông tin có thể làm cho quá trình tập trung và lưu giữ thông tin trở nên khó khăn. Do đó, Overthinking có thể dẫn đến suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin.

6. Làm thế nào để vượt qua Overthinking?

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử nghiệm để giảm bớt Overthinking:

Các cách để vượt qua Overthinking

Các cách để vượt qua Overthinking

  • Nhận diện tình trạng Overthinking: Để vượt qua Overthinking, trước hết bạn phải nhận biết được tình trạng mình đăng gặp phải. Hãy chú ý xem bản thân có những dấu hiệu của Overthinking không. Chẳng hạn như suy nghĩ lặp đi lặp lại, lo lắng quá mức, hoặc không thể dừng suy nghĩ về một vấn đề nhỏ.
  • Chấp nhận sự không hoàn hảo: Bạn cần hiểu rằng mọi người đều có nhược điểm và mọi tình huống đều không hoàn hảo. Hãy chấp nhận sự thật này và học cách thoải mái với nó.
  • Xác định điểm kết thúc của suy nghĩ: Bạn hãy cố gắng đặt ra một thời điểm cụ thể để kết thúc việc suy nghĩ về vấn đề nào đó. Khi qua thời điểm đó, bạn cần chuyển sự tập trung của mình sang một việc khác.
  • Thiền và yoga: Nếu bạn đang trải qua tình trạng Overthinking hãy thử dành thời gian để thực hành kỹ thuật thiền hoặc tập yoga. Điều này có thể giúp bạn tập trung vào thực tại, giảm căng thẳng và ngăn chặn những suy nghĩ không cần thiết.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi: Hoạt động này sẽ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng và giữ tâm trạng luôn tích cực.
  • Tìm sự giúp đỡ từ người bạn tin tưởng: Nếu bạn cảm thấy bản thân không thể tự vượt qua tình trạng Overthinking, đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ những người bạn tin tưởng. Sự đồng hành, chia sẻ từ những người bạn yêu quý sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.
  • Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia: Nếu Overthinking là một vấn đề nặng nề và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn hãy xem xét về việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp.

Bằng cách tìm hiểu “Overthinking là gì?”, bạn có thể sẽ khám phá ra cách thức giúp bản thân vượt qua tình trạng suy nghĩ quá mức. Điều này sẽ góp phần giúp bạn có một đời sống tinh thần thoải mái, tích cực và hạnh phúc hơn.

Theo dõi Sunoffice để được cập nhật thêm nhiều tin tức hay nhé!

Giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp

  • Nhận báo giá tất cả văn phòng phù hợp
  • Sắp xếp đi xem và làm việc với các tòa nhà
  • Đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm từng lựa chọn
  • Đàm phán giá các điều kiện thuê tốt nhất
Gửi yêu cầu thuê
0968 382 682
Để lại lời nhắn cho chúng tôi Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Facebook Messenger